“TRƯỜNG ĐẸP CHO EM” GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở VÙNG CAO SƠN LA
Để tiếp tục thực hiện Dự án “Tường đẹp cho em” của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, nhằm thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ Sơn La, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Sơn La, tạo thêm động lực để nâng bước các em vùng cao đến trường, chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn của các thầy, cô giáo đang bám trường, bám bản trên miền dẻo cao ở các điểm trường lẻ cách xa trường trung tâm, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo dựng những môi trường giảng dạy và học tập an toàn, thân thiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, xây dựng những ngôi trường hạnh phúc và kiên cố đặc biệt để đề phòng tình hình mưa bão, biến đổi khí hậu như hiện nay.
Qua khảo sát nhu cầu, tình hình khó khăn thực tiễn tại địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ban Thường vụ tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La đã thu thập thông tin những điểm trường thuộc các vùng khó khăn khác nhau và đa số các điểm trường đều là vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và học tập, công việc hàng ngày phần lớn thời gian là làm ruộng và nương rẫy, điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình đi lại hiểm trở phải vượt đèo, vượt sông lội suối, dân trí thì đa số còn thấp và có những điểm trường cách trường trung tâm đến mấy chục cây số, cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo. Có điểm trường vẫn còn vật liệu bằng tre, hoặc bằng gỗ đã bục nát xuống cấp, mái tấm lợp bờ lô xi măng thấm, dột và oi bức vào mùa hè mà mùa đông thì lạnh giá, tường vách đất trộn rơm bong tróc không đảm bảo để chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt của vùng Tây Bắc đặc biệt là vào mùa mưa bão, có những lớp học phải mượn học tạm nhà văn hóa của bản, nhà bếp của trường không đảm bảo diện tích cho thầy cô giảng dậy và các em học sinh yên tâm học tập, hầu hết các điểm trường lẻ đó là những con em nhỏ vùng cao có độ tuổi mầm non và đôi khi phải ở lại bán trú tại trường vì nhà xa, bố mẹ không đưa đón được hàng ngày nhất là vào những mùa mưa lũ, môi trường sinh hoạt của các em trở nên ẩm ướt.
![]()
Hình ảnh: Nhà học tạm thuộc điểm trường bản Phiêng Pẻn thuộc trường Mầm non Bình Minh xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Hình ảnh: Ngôi trường được người dân đóng góp công sức làm bằng gỗ đã xuống cấp tại điểm trường bản Nà Lốc thuộc trường Mầm non Anh Đào, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Hình ảnh: điểm trường Cò Chịa thuộc trường TH-THCS Yên Sơn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Vậy để xóa nhà mượn, nhà tạm góp phần chung tay cùng các cấp Ủy, chính quyền địa phương nhằm chia sẻ những khó khăn đó. Ban Thường vụ tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La rất mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự chung tay đóng góp của các mạnh thương quân, cá nhân, tổ chức trên mọi miền Tổ quốc để góp phần giúp đỡ xây dựng các điểm trường ý nghĩa cho các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, từ đó để cho thầy cô và trò nơi đây thuận lợi hơn trong công tác giảng dạy và học tập trong thời gian tới. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La trân trọng cảm ơn./.
Thông tin liên hệ đồng chí Lò Văn Điệp – Chuyên Viên Ban Phong trào tỉnh đoàn Sơn La (Cơ quan Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La); điện thoại: 0337.235.318.