Chương VI

TUỔI TRẺ CÁC DÂN TỘC SƠN LA VỮNG VÀNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI (1986 - 1995)


TUỔI TRẺ CÁC DÂN TỘC SƠN LA VỮNG VÀNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI (1986 - 1995)

 

I. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG THANH NIÊN CÁC DÂN TỘC SƠN LA XUNG KÍCH SÁNG TẠO THỰC HIỆN 4 CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ CỦA TỈNH

 

Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã vạch ra đường lối đổi mới, coi đổi mới toàn diện tình hình kinh tế - xã hội là sự nghiệp sống còn của đất nước.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII đã đề ra 4 chương trình kinh tế. Đó là các chương trình:

1. Phát triển nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến lưu thông và xây dựng nông thôn mới.

2. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng chủ yếu phục vụ thị trường tại chỗ, trước hết là cho nông thôn và sản xuất nông nghiệp.

3. Phát triển kinh tế dịch vụ.

4. Phát triển kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng.

Đặt rõ vai trò và vị trí của thanh niên các dân tộc trong tỉnh đối với quá trình thực hiện đường lối đổi mới, ngày 5 tháng 12 năm 1986 Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã ra chỉ thị về việc tổ chức thực hiện nghị quyết 26 của Bộ chính trị "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên" nhấn mạnh những yêu cầu cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị tới mỗi cơ sở Đảng, mỗi đảng viên trên cơ sở phát triển đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra.

Từ điểm xuất phát thấp kém, lạc hậu so với cả nước cũng như với các tỉnh miền núi phía bắc, Sơn La bước vào quá trình đổ mới gặp nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu quyết liệt: Thiên tai liên tiếp, sâu bệnh phá hoại mùa màng, dịch bệnh sốt rét vẫn còn, hỏa hoạn xảy ra nghiêm trọng gây thiệt hại về sản xuất, đời sống và cả về tính mạng của nhân dân.

Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, nhất là vật tư, tiền vốn. Giá cả biến động, phân phối lưu thông rối ren, ngân sách phụ thuộc vào Trung ương tới 70%...

Cuối năm 1986, đầu năm 1987 có 15 vạn nhân dân thiếu ăn, trong đó có 4 vạn người dứt bữa.

Trong tuổi trẻ các dân tộc, bên cạnh những mặt mạnh, mặt tích cực, xuất hiện một bộ phận do không xác định được lý tưởng sống, nên thụ động, thờ ơ, giảm sút ý chí chiến đấu, trốn tránh nghĩa vụ, sống buông thả, mê tín dị đoàn, trộm cắp… Có tới 67% đối tượng phạm tội là thanh niên, thiếu niên, 70% ở lứa tuổi từ 14 - 18.

Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Đoàn chỉ tập hợp được 30% thanh niên vào tổ chức của mình. Có đến một nửa trong số 30% thanh niên được kết nạp vào Đoàn chỉ để đủ tiêu chuẩn đi bộ đội, đi học đại học và cao đẳng, đi hợp tác lao động quốc tế.

Tình hình đó đặt ra cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh phải không ngừng đổi mới để tồn tại và phát triển. Mặc dầu chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, nhưng trong hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên của tỉnh có những nhân tố mới đang xuất hiện. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội lần thứ V đề ra đều đạt và vượt. Đáng chú ý là vai trò xung kích trong việc thực hiện chương trình lương thực do Đại hội Đảng bộ đề ra. Ngoài việc đi đầu thực hiện các biện pháp thâm canh, làm phân bón ruộng, làm thủy lợi, đoàn viên thanh niên nông thôn đã đi đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến vào sản xuất. Các cơ sở Đoàn đã xây dựng 4.700 ha ruộng cao sản. Trong đó gần 2.000 ha thường xuyên hàng năm đạt năng xuất từ 8 - 10 tấn/ha. Thanh niên còn đi đầu trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đạt hiệu quả. Thông qua chương trình phối hợp với ngành lâm nghiệp, tuổi trẻ các dân tộc trong tỉnh đã trồng trên 30 nghìn cây phân tán và gần 120 ha rừng tập trung. Các cơ sở Đoàn các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mai Sơn… là những điển hình của phong trào. Tham gia làm hàng xuất khẩu là một nét mới được các cơ sở Đoàn ở các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu… đặc biệt quan tâm. Chỉ riêng năm 1986 thanh niên các dân tộc trong tỉnh đã trồng, chăm sóc 200 ha trẩu. 120 ha ý dĩ và hương nhu, bán cho nhà nước 123 tấn gừng, nghệ.

Trên mặt trận sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hàng năm có trên 4000 đoàn viên thah niên (chiếm 85% tổng số thanh niên trong ngành) đăng ký tình nguyện phấn đấu vượt mức kế hoạch. Với nhiều hình thức phong phú: "tổ chức thao diễn kỹ thuật" "ôn luyện tay nghề thi thợ giỏi", phấn đấu giành danh hiệu "đôi bàn tay vàng"… Các năm đều có từ 600 đến 2.800 lượt đoàn viên thanh niên về trước thời gian kế hoạch sản xuất năm từ 1 - 32 ngày.

Hoạt động đảm nhận xây dựng công trình thanh niên cộng sản được duy trì và phát triển. Chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VI và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII thanh niên trong ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã đảm nhận xây dựng 1120 công trình thanh niên (chủ yếu là công trình cấp chi đoàn và đoàn cơ sở) góp phần tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất của đơn vị. Đoàn viên thanh niên xí nghiệp cơ khí tỉnh với công trình xây dựng 120 m2 phòng học, 250 m2 đường trong xưởng và lắp đặt hệ thống rèn dập đã góp phần cùng đơn vị hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn 30 ngày. Là lực lượng chủ yếu trong thi công, tuổi trẻ ngành điện lực đã góp phần hoàn thành tuyến đường dây 35 KV từ Chiềng Ngàm đến thị xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian quy định.

Trong ngành giao thông vận tải đoàn viên và thanh niên dám nhận xây dựng đội xe, đầu xe thanh niên… góp phần hoàn thành chỉ tiêu vận chuyển hàng hóa, đi đầu giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Đoàn viên Trương Ngọc Đích (trạm vận tải thương nghiệp) mặc dù nhận lái xe cũng nhưng đã luôn tìm tòi, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình bảo dưỡng, vận hành, không để xe chết, tiết kiệm cho nhà nước 1170 kg xăng, 6 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua.

Xung kích thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, đoàn viên thanh niên các dân tộc Sơn La tiếp tục phát huy truyền thống hoàn thành nghĩa vụ quân sự và làm tốt công tác hậu phương quân đội gắn liền với phong trào "vì điểm tựa tiền tiêu của tổ quốc" do Trung ương Đoàn phát động. Các cơ sở Đoàn đã làm tốt công tác tiễn đưa trung đoàn 754 đi Hà Tuyên làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Nhiều cơ sở Đoàn trường học đã tổ chức kết nghĩa với từng đại đội của trung đoàn, đến thăm, tặng quà chiến sĩ và tổ chức các buổi lao động xây dựng cơ sở vật chất cho đơn vị. Khi mặt trận Hà Tuyên trở nên nóng bỏng, Đoàn thanh niên thị xã và huyện Mai Sơn đã tổ chức đoàn đại biểu lên tận chốt thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đoàn, tỉnh đoàn Sơn La đã tổ chức kết nghĩa với tỉnh đoàn Lai Châu, giúp đỡ tuổi trẻ Lai Châu phương tiện hoạt động Đoàn, tổ chức các đội văn nghệ xung kích lên phục vụ các điểm tựa tiền tiêu và phục vụ đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu. Đoàn viên thanh niên trong tỉnh còn xây dựng 422 công trình "vì điểm tựa", tập trung sức lực hướng về biên giới, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và xây dựng đạt hiệu quản, gây được quỹ ủng hộ biên giới.

Trên mặt trận giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội hoạt động của các cơ sở Đoàn ngày càng đi vào chiều sâu. Trên 300 đội thanh niên xung kích an ninh với 2946 đội viên thường xuyên hoạt động đã góp phần ngăn chặn và làm giảm các hiện tượng tiêu cực trong thanh thiếu niên. Thị trấn Thuận Châu, Yên Châu, xã Chiềng Lương, Cò Nòi (Mai Sơn) là những cơ sở tổ chức tốt hoạt động của các đội thanh niên xung kích an ninh, kịp thời phát hiện nhiều vụ làm ăn phi pháp. Đoàn viên Quàng Thị Nhúng, xã Chiềng Pằn (Yên Châu) 6 lần phát hiện kịp thời cac vụ xâm phạm tài sản XHCN và tài sản công dân. Các đoàn viên Lò Văn Thu, Nguyễn Xuân Trường… đã tích cực tham gia truy quét tội phạm, luôn tỏ ra dũng cảm, không ngần ngại hy sinh. Đoàn viên thanh niên trong lực lượng bộ đội biên phòng coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương' thường xuyên cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác xây dựng những "đường biên thanh niên" bảo vệ vững chắc biên giới, đánh bại chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp của địch. Đoàn viên thanh niên các chi đoàn 473, 449, 469, 465, 453, 461 liên tục lập thành tích xuất sắc, nhiều năm đạt đơn vị khá và có nhiều đoàn viên ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên chậm tiến được các cơ sở Đoàn coi trọng. Các huyện, thị đã mở nhiều đợt giáo dục tập trung cho gần 2.400 lượt đối tượng. Phần lớn sau khi học tập đã có chuyển biến tốt, tích cực tham gia các phong trào của cơ sở.

Trong lĩnh vực học tập, rèn luyện xây dựng cuộc sống mới, phong trào đăng ký xây dựng tập thể học sinh XHCN ngày càng trở thành động lực thúc đẩy phong trào thanh niên trong các trường học. 100% cơ sở Đoàn trường học đã phát động phong trào theo chủ đề qua các năm học: "Hành quân theo chân Bác" "Chào mừng Đại hội Đảng"… Hàng năm 60% số chi Đoàn trường học đăng ký phấn đấu trở thành tập thể học sinh XHCN, trong đó có 37% số chi đoàn được công nhận, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Năm học 1985 - 1986 đoàn viên và thanh niên đã xây dựng được 10.000 tiết học tốt, giờ học kiểu mẫu. Gần 95% đoàn viên thanh niên giáo viên tham gia các kỳ thao giảng do ngành giáo dục tổ chức, trong đó có 45% đạt loại giỏi, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Đầu năm 1986 Đại hội liên hoan tập thể học sinh XHCN toàn tỉnh lần thứ nhất được tổ chức, góp phần cổ vũ phong trào ngày càng phát triển. Đoàn thanh niên trong các trường: Trung học sư phạm I, cao đẳng sư phạm, Trường đào tạo cán bộ, Trường thanh niên dân tộc Phù Yên, PTTH Yên Châu, PTTH Mai Sơn là những điển hình tiên tiến trong phong trào thanh niên trường học, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ dạy và học, xây dựng nền giáo dục mới.

Công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng và công tác Đội thiếu niên Tiền phong và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh được các cơ sở Đoàn quan tâm thích đáng. Thông qua các chủ đề trong từng năm học "chào mừng 10 năm chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng", "Hành quân theo chân Bác" và các phong trào thi đua giành danh hiệu cháu ngoàn Bác Hồ, "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên", "chiến sĩ nhỏ giải phóng quân"… đã thu hút đông đảo các em tham gia các hoạt động giáo dục thường xuyên. Các cơ sở Đoàn còn tổ chức tốt các hoạt động hè cho các em. Mở hàng trăm lớp năng khiếu, nhạc họa, thể dục thể thao, tổ chức tham quan các di tích lịch sử cách mạng.

Cuộc vận động xây dựng chi đội mạnh, sao nhi đồng tự quản có tác dụng thiết thực đẩy mạnh các hoạt động của đội. Hàng năm có trên 50% số chi đội đăng ký xây dựng chi đội mạnh và đã có 6.000 lượt chi đội được công nhận, 3.700 sao nhi đồng được công nhận là "sao tự quản". Thông qua các hoạt động đã kết nạp được 4.500 đội viên mới, giới thiệu lên đoàn được 2.700 đội viên lớn, tăng 17% so với nhiệm kỳ 1980 - 1982. 4000 em được công nhận là cháu ngoan Bác Hồ chiến sĩ nhỏ Điện Biên, chiến sĩ nhỏ giải phóng quân…

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng Đảng được coi là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở Đoàn. Cuộc vận động "xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh và phát thẻ đoàn viên" được tiếp tục triển khai. Hàng năm các cấp bộ Đoàn đều tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức xây dựng Đoàn và chất lượng đoàn viên. Việc gắn chặt 2 nội dung công tác củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên với cuộc vận động xây dựng huyện Đoàn vững mạnh đã tạo ra những chuyển biến mới trong hoạt động của Đoàn. Hoạt động của các huyện, thị qua các năm đều có những tiến bộ rõ rệt. Năm 1985 có 1/16 đơn vị được công nhận là đơn vị vững mạnh. Năm 1986 có 3/16 đơn vị được công nhận là đơn vị vững mạnh, 7/16 đơn vị được công nhận có phong trào khá từng mặt. Hàng năm có 38% số đoàn cơ sở đạt loại khá, 32% thuộc loại trung bình và có gần 30% yếu kém. Số này phần lớn tập trung ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh.

Tháng 4 năm 1987, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ VI với tinh thần đổi mới, Đại hội đã đánh giá một cách khách quan những mặt yếu kém, tồn tại trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, trong đó có việc chậm đổi mới hoạt động của đoàn. Công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn nhiều lúc, nhiều nơi thiếu nhạy bén, chưa sát với thực tế. Nhiều mục tiêu công tác còn có tính áp đặt, ít có sức thuyết phục thanh niên, nhất là đối với thanh niên các dân tộc ở vùng cao, vùng xa còn bị nhiều tập tục ràng buộc, trình độ nhận thức xã hội thấp, còn mù chữ. Đoàn chưa thật sự là người đại diện quyền lợi cho thanh niên, còn bị động, lúng túng… dẫn đến tình trạng một bộ phận thanh niên không thiết tha tham gia sinh hoạt Đoàn. Có nơi vẫn còn những cơ sở không có đoàn viên. Tỷ lệ cơ sở Đoàn yếu kém còn cao (trên 30%), hạn chế nhiều mặt đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên của tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vạch ra và được cụ thể hóa bằng nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh. Đại hội đã nêu lên khẩu hiệu phấn đấu của đoàn viên thanh niên các dân tộc trong thời kỳ mới là: "Đổi mới phương thức hoạt động, xung kích, sáng tạo, đi đầu thực hiện 3 chương trình kinh tế, xây dựng quê hương Sơn La giàu mạnh, bảo vệ vững chắc miền Tây tổ quốc:.

Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành tỉnh đoàn khóa VI. Các đồng chí Thào Xuân Sùng, Đinh Thị Nính, Nguyễn Tuấn Thông, Nguyễn Thái Hải, Đinh Chương Dương, Phan Hồ Thường, Bùi Phương Lan, Cầm Thị Kiểu, Nguyễn Tiến Thành, Phạm Hùng Vĩ, Quàng Văn Hùng được bầu vào Ban Thường vụ tỉnh đoàn. Tháng 7 năm 1990 thêm 2 đồng chí dân tộc được bầu vào Ban Thường vụ tỉnh đoàn là Đinh Trọng Tuế, Nguyễn Trung Toàn.

Đồng chí Thào Xuân Sùng được bầu làm Bí thư tỉnh đoàn khóa VI.

Nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, thanh niên các dân tộc trong tỉnh không bằng lòng với thực tại, luôn muốn tự vượt lên để tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn về cả vật chất cũng như tinh thần. Trong công cuộc đổi mới một bộ phận thanh niên trong tỉnh từng bước hình thành tư duy kinh tế mới, biết sản xuất, kinh doanh và làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều đoàn viên thanh niên đã tự khẳng định mình trong phong trào thi đua làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng những biện pháp làm ăn mới, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức Đoàn đã tạo điều kiện để thanh niên phát huy khả năng sáng tạo, xây dựng những mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Đoàn đã phát động các phong trào "thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi", "thanh niên đảm nhận và vượt khoán" thu hút đông đảo đoàn viên và thanh niên tham gia. Đoàn khuyến khích mọi đoàn viên thanh niên tìm tòi, sáng tạo cách làm giàu chính đáng và đã xuất hiện những điển hình mới. Tiêu biểu như Đoàn Văn Sơn, đoàn viên chi đoàn Sắng Phát, xã Chiềng Pằn (Yên Châu), bằng việc áp dụng đồng bộ các biện pháp KHKT tiến bộ vào thâm canh đã đưa năng xuất lúa lên 17 tấn/ha. Lò Văn Chơ, Bí thư chi đoàn hợp tác xã Ba Nhất, xã Thôm Mòn (Thuận Châu) nhờ đưa giống mới vào gieo trồng và áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến đã vượt khoán 200%. Thanh niên còn đi đầu trong phong trào "giãn nhà, dời bản, lập trang trại". Nhiều đoàn viên và thanh niên thị xã Sơn La đã tìm đến những vùng đất mới xây dựng mô hình nông - lâm trại như đoàn viên Lò Văn Thu ở bản Tam, xã Chiềng Đen.

Trong 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, thanh niên trong các ngành sản xuất, kinh doanh đã đảm nhận 500 công trình thanh niên cộng sản góp phần giải quyết những khâu khó, việc nặng, những ách tức trong sản xuất và phân phối lưu thông. Các công trình chủ yếu tập trung vào việc làm thủy lợi, thủy điện, đường giao thông, khắc phục thiên tai, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Trong đó tiêu biểu là công trình khắc phục hậu quả lũ lụt và nước ngập của tuổi trẻ thị xã và huyện Phù Yên, công trình đường Tà Hộc của đoàn viên thanh niên xí nghiệp khảo sát thiết kế Sở Giao thông. Trong nghề rừng, thanh niên đã đi đầu trồng và chăm sóc gần 230 ha rừng tập trung và trên 2 triệu cây phân tán. Thanh niên các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Mộc Châu, Bắc Yên dẫn đầu phong trào.

Trong các ngành phân phối lưu thông, tài chính, ngân hàng, trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bước đầu có những lúng túng khi chuyển sang cơ chế hoạch toán kinh doanh. Nhưng đoàn viên thanhnieen trong từng cơ sở vẫn kiên định cùng lãnh đạo chuyên môn tháo gỡ vướng mắc, củng cố đơn vị và đứng chân được trong cơ chế mới. Tiêu biểu là xí nghiệp xi măng Chiềng Pấc, xí nghiệp công nghiệp chè Mộc Châu, xí nghiệp dệt, nhà máy chè CTC Mộc Châu nông trường Tô Hiệu, nông trường Chiềng Sung, xí nghiệp vận tải ô tô. Thông qua vận hành trong cơ chế mới đã có những đóng góp bước đầu cho sự phát triển chung của tỉnh. Nhièu đoàn viên thanh niên, đặc biệt đội ngũ cán bộ KHKT trẻ đã trưởng thành nhanh chóng. Nhiều người được giao giữ trọng trách trong các ngành kinh tế, cac hội. Đó là các đồng chí Hà Hùng, giám đốc Sở Điện lực, Bùi Sơn, giám đốc xí nghiệp Dệt, Lò Mai giám đốc xí nghiệp cơ khí Thuận Châu.

          Trong giáo dục đào tạo, đoàn viên thanh niên cũng nhơ các đội viên thiếu niên, nhi đống luôn đi đầu trong đổi mới hình thức và phương pháp, đem lại hiệu quả thiết thực. Các phong trào: "Làm nghìn việc tốt" phán đẩu trở thành cháu ngoan Bác Hồ; "Nói lời hay làm tốt", "Trần Quốc Toản", "Vì biên giới thân yêu", "Kế hoạch nhỏ"…được duy trì, thu hút các em tham gia đông đảo và có tác dụng giáo dục trên nhiều mặt. Trong 5 năm có gần 2 vạn thanh thiếu nhi đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, hàng năm có trên 60% chi đội, 50% liên đội được công nhân là Liên đội mạnh.

          Các cấp bộ Đoàn đã thử nghiệm và mở rộng nhiều laọi hình giáo dục, phù hợp với từng đối tượng thnah niên. Đoàn đã thu hút chú ý đến những nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ, từ những sinh hoạt đời thường của thanh niên, làm cho cán bộ Đoàn gần gũi với thanh niên, thanh ngiên ngày càng cảm thấy gắn bó với Đoàn, tạo nên môi trường đoàn kết tập hợp thanh niên cùng hướng tới những mụ tiêu chung. Công tác giáo dục của Đoàn gắn liền với nhiều hoạt động thực tiễn. Đoàn đã mở rộng và thử nghiệm nhiều laọi hình hoạt động, xây dựng những mô hình và điển hình trên từng lãnh bvực và để hướng thanh niên đi theo cái tiên tiến, cái tiến bộ như: trang trại trẻ, hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, quỹ học bổng và khuyến khích tài năng trẻ, quỹ vì trẻ thơ, câu lạc bộ tuổi trẻ…Thị xã, các huyện Mường La, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Sông Mã, Bộ đội Biên phòng… là những đơn vị có nhiều phương thức hoạt động phong phú, có tác dụng thu hút đoàn kết, tập hợp thanh niên phấn đấu thực hiện những chương trình kinh tế của Đảng.

          Công cuộc đổi mới toàn diện tình hình kinh tế - xã hội đang tạo ra những động lực mới cho sự phát triển, nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi phải nỗ lực vượt qua trong khi tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh vẫn còn nhiều mặt yếu kém và khó khăn. Số lượng đoàn viên không tăng, vai trò chính trị - xã hội, tính tiên phong của tổ chức Đoàn giảm sút. Số cơ sở Đoàn trung bình và yếu kém chiếm trên 50%. Tác dụng của Đoàn trên mặt trận sản xuất kinh doanh theo hướng những chương trình kinh tế do Đảng đề ra chưa rõ nét, các mô hình được xây dựng nhưng chưa được nhân rộng thành phong trào quần chúng rộng rãi và các mô hình đó cũng mới có ở vùng đường quốc lộ 6. Ở các vùng sâu, vùng cao chưa có những mô hình mới có sức thuyết phục.

          Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V là sự khẳng định quyết tâm của tuổi trẻ kiên định đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đại hội đã đề ra phương hướng đổi mới toàn diện công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đổi mới về nhận thức, đổi mới phương thức và nội dụng hoạt động của Đoàn, trong đó coi trọng việc thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá mọi hoạt động của Đoàn để đoàn viên và thanh niên được biết, được làm và được kiểm tra.

          Đồng chí Thào Xuân Sùng, Bí thư tỉnh đoàn Sơn La đã được tín nhiệm bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá V.

          Nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V và bài páht biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn văn Linh tại Đại hội càng củng cố có thêm niềm tin của tuổi trẻ cả nước tiếp tục đi lên trên con đường đổi mới của Đảng.

          Đánh giá đúng vai trò to lớn của thanh niên các dân tộc trong tỉnh đối với sự nghiệp đổi mới toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, ngày 14 - 12- 1988 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra NGhị quyết 06-NQ/TW "Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh, thiếu nhi nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội 8 Đảng bộ tỉnh", khẳng định "hơn 40 vạn nam, nữ thanh, thiếu niên các dân tộc trong tỉnh đã cùng với nhân dân đoàn kết phấn đấu, khắc phục khó khăn, dũng cảm ngoan cường trên mặt trận kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và tích cực xây dựng Đảng, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức thực hiện 4 chương trình kinh tế của đảng bộ đề ra, luôn luôn xứng đáng là người kế tục xúat sắc của thế hệ cha anh, xứng đáng với sự tin cậy và niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân của các dân tộc trong tỉnh"

          Nghị quyết  của ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên có những mặt khuyết điểm và yếu kém. Trong đó sự lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền còn nhiều khuyết điểm: chậm nhận thức và thêíu tin tưởng về vai trò và khả năng của thanh thiếu niên; còn gia trưởng; nghĩ thay; làm thay; chưa quan tâm đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn; chưa coi côgn tsc xây dựng Đoàn là một bộ phận của côngátc xây dựng Đảng; chỉ nghĩ đến thanh niên khi có việc cần, thiếu quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, quyền lợi chính đáng của thanh niên…và muốn "thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược và 4 chương trình kinh tế cần có nhưngc con người có kiến thức, năng lực và thể lực thì công tác  vận động thanh niên của đảng bộ phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và chiến lược. Trong điều kiện tỉnh ta có nhiều dân tộc, trình độ, tập quán khác nhau, ảnh hưởng tư tưởng gia trưởng, phong kiến còn nặng, kẻ thù âm mưu phá hoại nhiều mặt nên công tác vận động thanh niên càng phải được tăng cường. Cơ chế quản lý kinh tế đã và đang đổi mới, tinỳh hình thanh, thiếu niên và hoạt động của Đoàn thanh niên hiện nay trong địa phương đòi hỏi Đảng phải đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới với thanh, thiêu niên và Đoàn thanh niên; đó là lợi ích của Đảng, của dân tộc, cũng là nguệyn vọng chính đáng và hạnh phúc của thanh, thiếu niên và của mỗi gia đình, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh".

          Sau khi có nghị quyết 06 của BCH tỉnh Đảng bộ hầu hết các cơ sở Đoàn đã được tạo điều kiện tổ chcứ tốt Đại hội 2 cấp. Trong đó 3/4 số cạn bộ trong BCH được trẻ hoá. Phần lớn các Đại hội cấp cơ sở đều tiến ahnhf bầu Bí thư trực tiếpa, đảm bảo tính dân chủ, công khai. Sau Đại hội cơ sở, cấp uỷ và tỉnh đoàn đã thống nhất phương pháp và tiến hành chỉ đạo 2 đơn vị cáp huyện là thị xã và Sông Mã bầu cử trực tiếp Bí thư tại Đại hội, đều đạt kết quả, đảm bảo nguyên tắc.

Thực hiện nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ các cơ sở Đoàn thực sự đã đổi mới phương pháp công tác. phương pháp chỉ đạo theo hướng năng động và thiết thực. Từ tỉnh đến cơ sở các cấp bộ đoàn chủ động bám sát những trọng tâm công tác của cấp uỷ Đảng, chủ động tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời. Các hình thức hoạt động mới của Đoàn được cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm tạo điều kiện đã xuất hiện ở nhiều nơi góp phần tập hợp giáo dục thanh, thêíu niên có hiệu quả. Trong các cơ sở kinh tế các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã quan tâm tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.

          Từ năm 1989 đến năm 1991 tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh có những diễn biến rất gay gắt. Thời tiết khắc nghiệt. Rét đậm kéo dài. Mưa lũ lớn. Trận lũ năm 1990, đặc biệt trận lũ năm 1991 đã gây hậu quả nặng nề chưa từng có, hầu như cơ sở hạ tầng được khôi phục sau năm 1975 đều bị tàn páh nặng nề. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh càng lâm vào tình hình khó khăn. Trong khi đó tình hình thế giới diễn biến phức tạp. các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. đặc biệt là Liên Xô (cũ) lâm vào khủng hoảng trầm trọng và toàn diện. Bọn đế quốc và phản động càng ráo riết thực hiện chính sách vượt trên ngăn chặn, tuyên truyền, kích động gây hoang mang giao động trong nâhn dân và thanh niên các dân tộc.

          Đứng trước thử thách, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La đã khẳng định minhg. các cơ sở Đoàn đặc biệt coi trọng công tác giáo dục, rền luyện đoàn viên và thanh niên thông qua các hoạt động truyền thống và bgoạt động thực  tiễn, góp phần củng cố niềm tin của tuổi trẻ đối với Đảng, kiên định con đường đổi mới do Đảng vạch ra, tạo nên mẫu hình con người mới năng động, sáng tạo biết làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

          Bám sát các chương trình - kinh tế - xã hội của tỉnh, các cấp bộ Đoàn cùng với đoàn viên và thanh niên trong tỉnh luôn tìm tòi, sáng tạo những hình thức thích hợp, có hiệuq ảu. các cơ sở Đoàn bên cạnh việc tiếp tục thử nghiệm những mô hình hoạt động của Đoàn trong điều kiện nền kinh tế - xã hội đang chuyển đổi như mô hình trang trại nông - lâm kết hợp, mô hình câu lạc bộ những thanh niên ham thích làm giàu.. có 26% cơ sở Đoàn tổ chức làm kinh tế gây quỹ cho Đoàn hoạt động, năm 1990 có 26% cơ sở Đoàn tổ chức làm kinh tế chủ yếu  nhận các công trình thanh niên, xây dựng các vườn Đoàn, vườn Hội, đào ao thả cá, trồng cây xuất khẩu, làm thêm giờ, đỡ đầu các trường học, nhà trẻ. Bình quân mỗi chi đoàn có quỹ từ 50.000đ đến 2 triệu đồng. Nhiều cơ sở Đoàn nhớ đó đã có thể phụ cấp cho bí thư chi đoàn, như huyện đoàn Phù Yên đã có phụ cấp bằng 20% số tiền làm ra.

          Trong quá trình đổi mới hoạt động của ĐoànCS Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo trực tiếp của đảng luôn là nhân tố quyết dịnh. Năm 1990, nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng (khoáVI) "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân" (nghị quyết số 8b) đã khẳng định "các cấp uỷ và tổ chức đảng cần tăng cường lãnh đoạ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng đoàn viên và cán bộ Đoàn, phát huy vai trò Đoàn là nòng cốt trong phong trào thanh niên, phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng"

          Ngày 9-2-1991, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra nghị quyết số 25 NQTW "về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên phân tích tình hình thanh niên và công tác thanh niên, nghị quyết đã nêu lên 3 quan đểim cơ bản về công tác thnah niên, coi việc "chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể xã hội" và chỉ rõ phải "Phối hợp chặt chẽ các tổ chức của hệ thống chính trị - xã hội, phối hợp giữa gia đình, trường học và xã hội trong công tác thanh niên, phải đi đôi với việc Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của tuổi trẻ".

          Tin tưởng ở ácc thế hệ kế tục cách mạng, nhân kỷ niệm lần thứ 60 của Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.1991), BCH Trung ương Đảng đã trao cho thế hệ trẻ cả nước lá cờ mang dòng chữ "Tuổi trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường Bác Hồ đã chọn"

          Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm, nhân kỷ niệm lần thứ 60 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tuổi trẻ các dân tộc Sơn La đã dấy lên phong trào hành động cách mạng với chủ đề: "60 năm cống hiến và trưởng thnàh, tuổi trẻ các dân tộc Sơn La mãi mãi đi theo con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn" Phong trào đã thu hút hầu hết ácc cơ sở Đoàn và đoàn viên, thanh niên, thiếu niên tham gia với nhiều hoạt động phong phú vừa mang lại hiệu quả giáo dục, vừa mang lại hiệu quả về kinh tế và xây dựng củng cố tổ chức Đoàn. Thông qua hoạt động trong thực tiễn của quá trình đổi mới, chất lượng các tổ chức Đoàn ở cơ sở được nâng lên rõ rệt. Số chi đoàn yếu kém từ trên 30% những năm trước, đến cuối năm 1991 chỉ còn 14,5%, số chi đoàn vững mạnh tăng lên 19%.

          Năm 1991 có nhiều thử thách đối với các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La, nhưng cũng là thời điểm có nhiều ý nghĩa tạo nên những bước chuyển căn bản trong nhận thức cũng như hành động của tuổi trẻ các dân tộc trong tỉnh. Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, của Trung ươgn Đoàn, kết quả hội nghị giao ban 7 tỉnh biên giới phía Bắc, tổ chcứ tại Sơn La đã làm cho hoạt động của các tổ chcứ cơ sở của Đoàn và phong trào thnah niên trong tỉnh có những sắc thái mới, phát huy tác dụng thúc đẩy phong trào đi vào sâu, có hiệu quả.

          Cuối năm 1991, Đảng bộ tỉnh đề ra chiến lược "Ổn định và phát huy kinh tế - xã hội đến năm 2000" khẳng định những lợi thế và các nguồn lực cần được khai thác triệt để phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó đặc biệt coi trọng yếu tố con người.

          Chiến lược "Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" với những mục tiêu cụ thể là cơ sở để tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La định hướng hoạt động trong từng thời gian cũng như lâu dài, phù hợp với những đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhan dân các dân tộc trong tỉnh, giảm dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và với miền xuôi, chiến thắng đói ghèo và lạc hậu.

          II. ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THỨ VII TUỔI TRẺ CÁC DÂN TỘC SƠN LA NỖ LỰC VƯƠN LÊN THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ LỊCH SỬ TRONG THỜI KỲ MỚI.

          Trong không khí đổi mới toàn diện hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên, thi hành chỉ thị số 36 ngày 8.11.1991 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ và kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, từ ngày 14.5 đến nagỳ 16.5.1992 Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn tỉnh Sơn La lần thứ VII đã tiến hành tại Thị xã.

          Các đại biểu đại diện cho thanh niên các dân tộc từ khắp các huyện, thị và các cơ quan, xí nghiệp thay mặt cho hàng vạn đoàn viên và thanh niên trong tỉnh đã dự đại hội.

          Dự Đại hội với tuổi trẻ các dân tộc trong tỉnh có đồng chí Đỗ Văn Ân, Bí thư tỉnh uỷ và các đồng chí trong Ban Thường vụ, địa diện các ban, ngành, đoàn thể.

          Đại hội nhận thấy thời gian qua công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên trong tỉnh đã đạt được những kết quả và tiến bộ quan trọng trên nhiều mặt. Đoàn viên và thanh, thiếu niên các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, dũng cảm khắc phục khó khăn, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện 4 chương trình kinh tế của Đảng bộ đề ra. xứng đáng với các thế hệ cha anh, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

          Đại hội đã chỉ ra những hạn chế làm chậm bước phát triển của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh và rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo hoạt động thực tiễn, về giáo dục, về xây dựng tổ chức…Từ đó khẳng định "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, tổ chức, xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, tập hợp rộng rãi thanh niên các dân tộc trong tỉnh, hướng thanh niên vào thực hiện các nhiệm vụ cụ thể với khẩu hiệu hành động: "Mãi mãi theo Đảng, xung kích sáng tạo,không ngừng đổi mới, tự lực, tự cường, chiến thắng đói nghèo, bản mường ấm no, tuổi trẻ hạnh phúc".

          Sau khi nhất trí phương hướg, mục tiêu hoạt động của Đoàn và phong trào thanh nien trong nhiệm kỳ tới, Đại hội lần thứ VI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn tỉnh đã đề ra những chương trình hành động cụ thể:

          1. Chương trình dã nhà dời bản, nhạn đất, nhận rừng, xây dựng nông - lâm trại và hộ gia đình trẻ triệu phú, xung kích chống đói nghèo và lạc hậu.

          2. Chương trình thực hiện 3 mục tiêu về sức khoẻ, dân số, môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá mới trong thnah niên.

          3. Chương trình chăm sóc, giáo dục thiếu niên và nhi đồng, chăm lo xây dựng Đội.

          4.Chương trình tuổi trẻ tham gia và xung kích giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng an ninh của tỉnh trong thời kỳ mới.

          Phát biểu ý kiến với địa hội của tuổi trẻ các dân tộc trong tỉnh, đồng chí Bí thư tỉnh đánh giá cao những đóng góp của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên, trong việc xung kích đi đầu thực hiện 4 chương trình kinh tế của tỉnh. Nhất là trong quá trình thực hiện nghị quyết 26 và nghị quýet 25 của tỉnh của Bộ Chính trị, nghị quýet 06 của Ban Cháp hành Đảng bộ, hoạt động của Đoàn và phong trào thnah niên trong tỉnh có những chuyển biến tích cực có tác dụng lôi cuốn đông đảo thnah niên các dân tộc  không những nỗ lực phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nặng nề trong quá trình đổi mới toàn diện tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng chí tin tưởng thế hệ trẻ ngày nay kế thừa truyền thống quý báu của cha anh, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do đại hội VI của Đảng khẳng định sẽ có những cống hiến xứng đáng, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân vượt qua ngưỡng đói nghèo, đưa đát nước vươn lên ngang tầm thời dại.

          Đại hội đã bầu Ban Chấp hành tỉnh đoàn khoá VII, Ban Thường vụ gồm các đồng chí: Thào Xuân Sùng, Nguyễn Tiến Thành, Đinh Trọng Tuế, Quàng Xuân Hùng, Nguyễn Song Toàn, Nguyễn Thị Thu, Phạm Xuân Điệp, Nguyễn Xuân Phúc.

          Đồng chí Thào Xuân Sùng được bầu lại làm Bí thư tỉnh đoàn.

          Năm 1993 đồng chí Thào Xuan Sùng được Đảng phân công nhận nhiệm vụ khác Ban Chấp hành tỉnh đoàn khoá VII đã bàu đồng chí Nguyễn Tiến Thành làm Bí thư tỉnh đoàn. Sau đó tại hội nghị BCH Trung ương Đoàn (khoá VI) lần thứ 3 đồng chí Nguyễn Tiến Thành đã được bầu bổ sung vào BCH Trung ương Đoàn khoá VI. Cùng thời gian đồng chí Cầm Ngọc Minh được bầu làm Phó Bí thư tỉnh đoàn.

          Từ ngày 15 đến ngày 18.10.1992 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI đã được tổ chức tại Hà Nội. Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành, của cán bộ, đoàn viên, thanh niên và của các đại biểu dự địa hội, đặc biệt là ý kiến phân tích sâu sắc về định hướng, giá trị đạo đức, phương hướng hành động của thanh niên cũng như nhiệm vụ xây dựng Đoàn thanh niên trong thời kỳ mới của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười trình bày trong bài páht biểu tại Đại hội, địa hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI đã đề ra 4 chương trình hành động cụ thể nhằm góp phần thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Ngày 14.1.1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoáVII) trong hội nghị lần thứ tư đã ra nghị quyết sô 04-NQ/HNTW "về công tác thnah niên trong thời kỳ mới".

          Hơn 60 năm, lần thứ hai BCH Trung ương Đảng ra nghị quyết về công tác thanh niên trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn độc lập, đnag thực hiện đường lối đổi mới toàn diện tình hình kinh tế - xã hội. Đảng ta trong kỳ hi vọng ở thế hệ thanh niên hôm nay sẽ làm rạng rỡ non sông đất nước khi bước vào thế kỷ 21 với vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới, đảm bảo cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường XHCN… đã coi "công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Đảng ta coi việc bồi dưỡng rèn luyện thanh niên hết sức cấp bách và cần thiết, đúng như Bác Hồ từng dạy: "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Vì vậy "vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người".

          Dưới sự lãnh đoạ trực tiếp và toàn diện của Đảng thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI và Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ VII tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La ngày càng đổi mới nội dung cũng như phương thức hoạt động. Tổ chức của Đoàn được củng cố và phát triển một bước theo hướng ngày càng thích ứng với nền kinh tế - xã hội đang chuyển đổi. Tỉnh đã tiến hành khảo sát lại toàn bộ hoạt động ở cơ sở. Thành lập thêm tổ chức Đoàn dân chính Đảng. Đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở được sắp xếp điều chỉnh phù hợp với khả năng và yêu cầu công tác. 100% cán bộ Đoàn chuyên trách ở các huyện thị và đơn vị trực thuộc đã được tập huấn về tình hình, nhiệm vụ và phương pháp công tác Đoàn trong thời kỳ mới. Hơn 50% phó bí thư, bí thư chi đoàn được tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển đoàn viên mới, các cơ sở Đoàn đã tiến hành lập sổ đoàn viên mới theo hướng dẫn của Trung ương Đoàn.

          Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên được chú ý. Năm 1992 chỉ có 2 cơ sở thành lập Hội Liên hiệp thanh niên. Đến năm 1995 tất cả các huyện, thị đã thành lập Hội và bước đầu có những hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo thanh niên hướng tới những mục tiêu chung. Ở nhiều cơ sở đã ra đời những Chi hội theo ngành nghề hoặc theo sở thích, như chi hội "những hội viên giúp nhau lập nghiệp", chi đoàn hoạt động "văn hoá văn nghệ" (đồn Pa Háng, Mộc Châu), chi hội "tình thương"…

          Bước đầu Hội LHTN Sơn La tập trung thực hiện 2 chương trình chủ yếu:

          - Chương trình xây dựng Hội

          - Chương trình "trợ vốn cho thanh niên phát triển sản xuất".

          Năm 1993, ngoài 10 triệu đồng của Uỷ ban TW Hội LHTN Việt Nam cho vay, các cơ sở Hội trong tỉnh đã chủ động huy động các nguồn vốn, kể cả tín dụng Nhà nước, để trợ vôn cho thanhniên phát triển sản xuất. Riêng huyện Mai Sơn năm 1993 đã trợ vốn cho các dự án thanh niên được 15 triệu đồng.

          Từ năm 1994 hoạt động của Hội LHTN được mở rộng với phong trào hoạt động "về cội nguồn" các cơ sở hội đã có những hình thức phong phú, có hiệu quả thiết thực, "vì Điên Biên thân yêu", "uống nước nhớ nguồn", quyên góp hàng triệu đồng ủng hộ quỹ tín dụng dành cho học sinh Điện Biên, thăm hỏi, tặng quà những gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, trao học bổng cho học sinh con em gia đình thương binh, liệt sỹ, cho học sinh tiên tiến xuất sắc.

          Hội đã tham mưu cho Ban Thường vụ tỉnh đoàn ký kết với Sở Giáo dục chương trình xoá mù và phổ cập giáo dục tiểu học trong thanh niên. Lập kế hoạch và triển khai thí điểm ở một số huyện dọc đường quốc lộ 6 và vùng lòng hồ Sông Đà… thành lập thêm những chi hội tình thương, chi hội đoàn kết, CLB gia đình trẻ và tiền hôn nhân; thành lập những hội văn nghệ ở các xã mang đậm sắc thái dân tộc. Nổi rõ có bản Lầu, bản Cọ, bản Hìn, xã Chiềng Cơi (Thị xã), xã Ít Ong (Mường La) xã Tân Phong (Phù Yên).

          Các Chi hội giúp nhau làm kinh tế, cùng với số vốn quỹ trợ vốn của Trung ương, các cấp hội ở 5 huyện đã cho 100 lượt thnah niên vay vốn sản xuất, tạo điều kiện để nhiều thanh niên trở thành những người sản xuất kinh doanh giỏi như Quàng Văn Lán (Thị xã), Hoàng Văn Chất (Mai Sơn), Cà Văn Hồng (Phù Yên). Các cấp hội trong tỉnh đã đi đầu thực hiện chủ trương tác hộ dãn bản, mô hình "làng thanh niên" ra đời. Chỉ riêng năm 1994 đã có 460 hộ thanh nien tách hộ, dãn bản đi xây dựng làng thanh niên với quy mô 30 - 40/làng, tạo nên những mô hình gia đình triẹu phú trẻ.

          Cùng với các hoạt động của Hội LHTN, các cơ sở Đoàn và đoàn viên thanh niên Sơn La trong những năm 1993 - 1995 đã triển khai thực hiện 2 phong trào lớn của Đoàn.

          - Phong trào "Thanh niên lập nghiệp"

          - Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước"

          Trong phong trào "Thanh niên lập nghiệp" các cơ sở Đoàn đã đẩy mạng nhiều hoạt động thiết thực: "học vì ngày mai lập nghiệp", thực hiện 3 mục tiêu dân số, sức khoẻ, môi trường; đồng bộ ra quân phòng chống các tệ nạn xã hội…

Hoạt động truyền thông được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức: hội thảo, sinh hoạt chuyên đề "dân số hôm nay", phân phát tờ rơi, sinh hoạt CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân, CLB thanh niên bảo vệ môi trường…Tính đến cuối năm 1994 đã có khoảng 60% đoàn viên và thanh niên trong tỉnh hiểu về AIDS và cách phòng chống.

          Thực hiện chủ trương phòng chống ma tuý, phá bỏ cây thuôc phiện, 100% đoàn cơ sở và các chi đoàn vùng cao đã đăng ký trồng cây thuôc phiện. Nhiều ổ ghiện hút, tàng trữ, buôn bán thuôc phiện lậu đã được thanh niên phát hiện, đấu tranh xoá bỏ, nhiều đoàn viên thanh niên đã đi đầu vận động gia đình, người thân thực hiện 3 không (không trồng, không nghiện hút, không tàng trữ mua bán thuốc phiện). Đó là những đoàn viên và thanh niên bản Tam, xã Chiềng Đen (Thị xã) nơi giáp ranh 3 huyện, thị (Thuận Châu, Mai Sơn, Thị xã) một tụ điẻm tàng trữ buôn bán thuốc phiện, sau khi hiểu rõ chủ trương của đảng đã đi đầu tổ chức CLB phòng chống ma tuý, tổ chức cai nghệin tại chỗ, thành lập tổ an ninh xung kích hoạt động có hiệu quả. Thanh niên dân tộc H'Mông xã Loóng Luông (vùng cao Mộc Châu) nơi có diện tích trồng cây thuốc phiện lớn lâu đời, với khẩu hiệu "3 không" đã đi đầu phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế như mận hậu, mận tam hoa và chăn nuôi dê, bò.. Đoàn viên Mùa A Tủa ở bản nậm Giắt, xã Phỏng Lái (Thuận Châu)  kiên trì vận động bố vợ phá bỏ cậy thuốc phiện.

          Trong lĩnh vực sản xuất, năm 1993 - 1995 các cơ sở Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La thạt sự đã có những chuyển biến căn bản về nội dung cũng như phương thức hoạt động.  Nhiều phong trào đã có trước đây như làm phan bón, xây dựng các công trình thuỷ lợi… được chuyển hướng cho phù hợp với cơ chế mới không làm tập trung ồ ạt mà lấy hộ gia đình làm cơ sở vận động của phong trào. Trước đây nhiều cơ sở đã có những "nhà máy phân đạm" với quy mô hàng vạn tấn, thời kỳ này Đoàn chủ trương làm những hố ủ phân 5 - 10 tấn theo từng hộ.

          Phát huy thế mạnh của tuổi trẻ, nhiều cơ sở Đoàn động viên thanh niên đi vào những khâu khó việc mới. Thanh niên ở nhiều nơi đã đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh, chuyển các cây lương thực trồng cạn sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả lâu năm, đưa giống mới vào sản xuất, ứng dụng các tiến bộ KHKT và thâm canh năng suất cây trồng, vật nuôi. Nhiều tổ chức cơ sở của Đoàn thực sự trở thành trung tâm chuyển giao tiến bộ KHKT, là chiếc cầu nối giữa cơ quan chức năng với bà con nông dân. Ở huyện Phù Yên có 87 chi đoàn đứng ra đảm nhận toàn bộ việc chuyển giao kỹ thuật ứng dụng và cung ứng giống mới cho sản xuất.

          Hoạt động của Đoàn và phong trào thnah niên trong tỉnh 3 năm qua (1993 - 1995) còn đi vào thực hiện các chương trình dự án và xây dựng mối liên kết hàng động với các ngành, các cấp. Đến cuối năm 1994 trong toàn tỉnh đã triển khai được 400 dựa sn lớn nhỏ từ nguồn vốn của quỹ xoá đói giảm nghèo và cả vốn vay bằng thế chấp, tín chấp… trong đó có huyện THuận Châu và Thị xã đã lập dự án vườn rừng với tổng vốn đầu tư là 100 triệu đồng.

          Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn đứng trước những thách thức khi chuyển snag nền kinh tế thị trường có định hướng. Đoàn viên và thanh niên trong các cơ sở sản xuất, trong các xí nghiệp, công trường đã kiên trì cùng chuyên môn tháo gỡ từng khó khăn, chuyển hướng sản xuất theo tinh thần nghị quyết Địa hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, coi trọng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại chỗ đồng thời khai thác thế amnhj của tỉnh, đầu tư thích đáng để tạo ra những mặt hàng có khả năng xuất khẩu.  Nhiều cơ sở Đoàn đã tìm mọi cách nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu sản xuất, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhiều đoàn viên và thanh niên chưa có việc làm.

          Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước" ngày càng đi vào chiều sâu, động viên tuổi trẻ các dân tộc trong tỉnh hăng hái làm nghĩa vụ quân sự. Các đợt tuyển quân hàng năm đều đảm bảo 100% chỉ tiêu được giao. Điểm nổi bật của phong trào "Tuổi trẻ giữ nước" thời kỳ này là các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" và các hoạt động kết nghĩa giữa lực lượng vũ trang và Đoàn thanh niên. 100% tổ chức Đoàn ở các đồn Biên phòng và các địa đội và 4/5 tổ chức Đoàn cơ quan chủ nhiệm Bộ đội Biên phòng có hoạt động kết nghĩa với các cơ sở Đoàn ở địa phương. Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, nhiều cơ sở Đoàn vùng biên giới đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thăm hỏi tặng quà, tổ chức các công trình kết nghĩa như làm đường giao thông, các công trình văn hoá thể thao…

          Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội, bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động thường xuyên như "Nói lời hay làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ", công tác "Trần Quốc Toản", tổ chức hoạt động hè, tổ chức thăm quan, hội trại…phát triển mạnh các hoạt tình nghĩa, chú ý chăm lo đến các em thiếu nhi mồ côi, tàn tật, gia đình nghèo khó, con em gia đình thương binh liệt sỹ, tặng sổ tiết kiệm và giúp các em vượt khó học tập. Phong trào giúp bạn nghèo được các liên đội hưởng ứng sôi nổi. Hầu hết các cơ sở đều tổ chức tặng sổ tiết kiệm giúp đỡ bạn nghèo, mỗi sổ trị giá 100.000 đồng trở lên. Riêng Mộc Châu đã quyên góp được trên 1 triệu đồng giúp bạn nghèo vượt khó. Các lớp học tình thương được duy trì và mở rộng. Tỉnh đang từng bước chỉ đạo phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù cho thiêu niên theo tinh thần nghị quyết liên tục giữa tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục và Đào tạo. Quá trình triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ VII và nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI cũng là quá trình thực hiện những nhiệm vụ chiến lược do Đại hội lần thứ VI và lần thứ VII của Đảng. Thực tiễn những năm qua cho thấy đường lối đổi mới của Đảng được vạch ra từ Đại hội lần thứ VI đang ngày càng đi vào cuộc sống, làm thay đổi căn bản tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như của địa phương Sơn La.

          Nhiều nhân tố mới đang xuất hiện ngày cnàg rộng khắp, thúc đẩy quá trình vận động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tuổi trẻ các dân tộc Sơn La ý thức trách nhiệm của mình đang không ngừng tự đổi mới, tự hoàn thiện để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng do Đảng vạch ra, góp phần xây dựng Sơn La trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, mạnh vè quốc phòng, vững về an ninh chính trị. Trước mắt đó là việc hướng tới những mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2000 trong tỉnh không còn hộ thiếu đói. Có ít nhất 30% số hộ được công nhận là hộ gia đình triệu phú trẻ, có thu nhập trên 5 triệu đồng/người/năm ở vùng thấp và 3 triệu đồng/người ở vùng cao.

          Trong quá trình đổi mới hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La luôn lấy yếu tố con người làm trung tâm của sự phát triển, phấn đấu không ngừng để Đoàn thực sự là cánh tay đắc lực và là đội hậu bị đáng tin cậy của đảng, trở thành hạt nhân đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên của mọi dân tộc hướng tới những mục tiêu cao cả của Tổ quốc, của nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh tạo nên môi trường tiên tiến để đoàn viên, thanh niên rèn luyện và phấn đấu trở thành con người mới phát triển toàn diện, chuẩn bị cho thanh niên bước vào thế kỷ 21 với tư thế của những con người làm chủ nước nhà.

image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 24
  • Hôm nay: 3219
  • Trong tuần: 21 840
  • Tất cả: 3810984
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH SƠN LA
Giấy phép hoạt động số: 12/GP-TTĐT ngày 06/01/2012 của Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử
Địa chỉ: Đồi Khau Cả - Tổ 8 phường Tô Hiệu - TP Sơn La
 Ban biên tập Trang thông tin điện tử: TỈNH ĐOÀN SƠN LA
 Cơ quan chủ quản: BAN TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐOÀN 
 Điện thoại: 0212.3850.041 Email: bantcxdd.tdsl@gmail.com
Bản đồ số địa chỉ đỏ tuổi trẻ sơn la