NỖ LỰC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN,
THỬ THÁCH, THANH NIÊN CÁC DÂN TỘC SƠN LA NÊU CAO VAI TRÒ XUNG KÍCH CÁCH MẠNG,
RA SỨC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1985)
I. SÔI NỔI KHÍ THẾ LAO
ĐỘNG TÌNH NGUYỆN VƯỢT MỨC KẾ HOẠCH GÓP PHẦN XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT
BAN ĐẦU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THỨ BA
Năm 1975, với đại thắng mùa
xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, cả nước bước kỷ nguyên mới,
cùng chung nhiệm vụ chiến lược: hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước
tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với việc tiến hành bầu cử
Quốc hội thống nhất cả nước, năm 1976, khu tự trị Tây Bắc cũng giải thể, tỉnh
Sơn La được bổ sung thêm 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên. Tổ chức Đoàn trong cả nước
thống nhất sự chỉ đạo. Hội nghị lần thứ 22 BCH Trung ương Đoàn đã đề ra những
nhiệm vụ chung cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên cả nước, vừa phải nỗ
lực khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, vừa phấn đấu hoàn
thành những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, xây dựng cơ sở vật
chất và kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc chiến tranh phá
hoại của Mỹ, Sơn La là một tỉnh phải gánh chịu nhiều hậu quả: 440 người chết,
695 người bị thương; hơn 260 ngôi nhà, 4 nhà máy, 2 nông trường, 9 huyện lỵ và
thị xã, 197 trạm xã, bệnh viện, trường học bị phá hủy… Sau hiệp định Paris về
lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Đảng bộ Sơn La đã lãnh đạo các tầng
lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu hàn gắn những vết thương chiến tranh,
kết hợp điều chỉnh một bước cơ cấu kinh tế, tạo ra những chuyển biến bước đầu,
tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh. Nhưng vẫn chưa hết thử thách đối với một
tỉnh miền núi. Trận lúc cuối năm 1975, gây thiệt hại đáng kể, để lại hậu quả
trong nhiều năm sau. Sương muối kéo dài, phương hướng sản xuất nhiều ngành chưa
được ổn định. Việc giải thể khu tự trị Tây Bắc có làm tăng số lượng và chất
lượng nhiều mặt cho tỉnh nhưng cũng tạo ra những xáo trộn, trước hết về tâm tư,
tình cảm của cán bộ, nhân dân.
Vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, thanh niên các dân tộc
Sơn La đã vững tin bước vào năm 1976, năm đầu thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch 5
năm lần thứ nhất, với khẩu hiệu: “Tuổi trẻ Việt Nam hăng hái tiến lên hàng đầu,
ra sức cống hiến nhiều nhất, học tập và rèn luyện tốt nhất để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”, thi đua lập thành tích kỷ niệm
lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn, 35 năm ngày thành lập Đội, và đặc biệt chào
mừng Đại hội đại biểu lần thứ tư của Đảng khai mạc vào trung tuần tháng
12-1976.
Các cấp bộ Đoàn đã đặc biệt
coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho đoàn viên và thanh niên
các dân tộc nhận rõ đặc điểm, những khó khăn, thuận lợi của giai đoạn cách mạng
mới, những mục tiêu phấn đấu trước mắt, từ đó đề ra chương trình hành động cụ
thể cho mỗi cơ sở, mỗi đoàn viên thanh niên. Ở nhiều cơ sở tỉ lệ đoàn viên,
thanh niên tham gia các buổi học tập chính trị tới 90-95%. Ở nông thôn tỉ lệ
đoàn viên, thanh niên tham gia học tập cũng đạt tới 70%.
Phong trào lao động tình
nguyện vượt mức kế hoạch phát triển mạnh mẽ, rọng khắp, trở thành phong trào
quần chúng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch từng quí, từng tháng. Riêng
khối công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan… đã có 30 chi đoàn hoàn thành
kế hoạch năm trước thời gian từ 1-2 tháng, và có 890 đoàn viên, thanh niên về
trước thời gian từ 22-120 ngày. Tiêu biểu là các cơ sở Đoàn ở nông trường Mộc
Châu, Sao Đỏ, Chiềng Ve, Tô Hiệu, các cơ sở Đoàn ở đoàn điều tra 3, Đoàn giao
thông vận tải, Đoàn thanh niên các cơ quan tỉnh, Thị đoàn Sơn La, huyện Đoàn
Mai Sơn và các cá nhân: Nguyễn Đình Thái, (chi đoàn ô tô), Nguyễn Thị Phương
(Chi đoàn quyết thắng, nông trường Tô Hiệu).
Các tổ chức Đoàn trong khối
nông trường quốc doanh bám sát kế hoạch của các nông trường, có nhiều hình thức
hoạt động phong phú, không những thu hút 100% đoàn viên và thanh niên tham gia,
còn lôi cuốn cả công nhân, viên chức, cán bộ về hưu vào các đối “Lao động tình
nguyện”, đảm nhận các công trình thanh niên. Với 60 đoàn viên trực tiếp làm lực
lượng chủ lực, Đoàn thanh niên nông trường Tô Hiệu đã huy động hàng ngàn đoàn
viên thanh niên tham gia hỗ trợ, đã gieo trồng 903 ha ngô cho nông trường, vượt
kế hoạch được giao 34 ha. Trong đó Đoàn đảm nhận xây dựng cánh đồng ngô 5 tấn
trên diện tích 276 ha.
Trong các công trường, lâm
trường, xí nghiệp, cơ quan… thanh niên phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm,
hoàn thành nhiều phần việc khó khăn, đảm bảo năng suất, chất lượng. Đoàn viên
và thanh niên đoàn điều tra 3, trong một thời gian ngắn đã hoàn thành 2 công
trình đặc sản Lai Châu (cánh kiến), và điều tra thiết kế lâm trường Chiềng Yên.
2 tháng sau hoàn thành phần nội nghiệp, đảm bảo bàn giao công trình trước thời
hạn. Nhiều sáng kiến cải tiến được phát huy, góp phần tăng năng xuất lao động.
Trong đó có sáng kiến đúc gạch của đoàn viên, thanh niên công ty xây dựng tăng
năng xuất 300%. Các hội thi tay nghề phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn
viên, thanh niên tham gia. Chỉ trong 3 ngày thao diễn, với 14 đoàn viên thanh
niên tham gia, đoàn thanh niên nông trường Tô Hiệu đã thu hoạch cho nông trường
được 36376 tấn ngô, trong khi bình quân một ngày cả nông trường thu hoạch được
540 tấn. Đoàn xí nghiệp ô tô doanh vận, qua thao diễn kỹ thuật đã đưa số ngày
xe hoạt động lên 18 đạt năng xuất 135%.
Các tổ chức Đoàn cơ sở còn đẩy
mạnh hoạt động trong các “ngày lao động cộng sản”. Trong năm 1976, Tỉnh đoàn đã
chỉ đạo thống nhất 2 ngày lao động cọng sản chủ nghĩa trong toàn tỉnh: Ngày
21-3 và ngày 16-5, thu hút hàng chục ngàn đoàn viên, thanh niên tham gia làm
mương phai, làm đường giao thông, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, trồng cây gây
rừng san lấp hố bom để cày cấy…
Trong các trường học phát
triển phong trào xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa. Ở 2 trường chuyên
nghiệp của tỉnh đã có 11 chi đoàn với trên 830 học sinh đăng ký phấn đấu. Đến
cuối năm 1976 toàn tỉnh đã có 67 chi đoàn đăng ký xây dựng tập thể học sinh
XHCN. Riêng trường sư phạm tỉnh có 600 đoàn viên, thanh niên giáo viên và giáo
sinh phấn đấu dạy tốt và hoạc tốt, có 60% đoàn viên, thanh niên giáo viên có
chuyên đề nghiên cứu.
Trong khí thế hào hùng của các
dân tộc và trước những thắng lợi bước đầu của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ hai, Đại hội Đảng lần thứ IV đã được tiến hành tại thủ đô Hà Nội. Đại hội
khẳng định con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của cả nước và quyết định
đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam. Đại hội cũng quyết định đổi
tên tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi thành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và các Nghị quyết của Trung ương, của Đại hội đại
biểu Đảng bộ Sơn La lần thứ V từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 6 năm 1977, Đại hội
đại biểu Đoàn toàn tỉnh lần thứ ba đã tiến hành trọng thể tại thị xã Sơn La.
Gần 300 đại biểu của 20 huyện, thị và Đoàn trực thuộc, thay mặt cho trên 26
ngàn đoàn viên và 5 vạn thanh niên trong toàn tỉnh đã dự Đại hội.
Đồng chí Hoàng Nó, ủy viên TW
Đảng Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện các ban,
ngành, đoàn thể trong tỉnh đã dự Đại hội. Thay mặt Đảng bộ và nhân dân trong
tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã đánh giá cao những đóng góp to lớn của tuổi
trẻ các dân tộc Sơn La trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước trước đây cũng như
trong quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đẩy mạnh xây
dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, từng bước đưa Sơn La vượt
qua những khó khăn, thử thách xây dựng cuộc sống mới “đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn” như Bác Hồ mong muốn. Đồng chí kêu gọi tuổi trẻ các dân tộc Sơn La đoàn
kết xung quanh Đảng, lao động dũng cảm và sáng tạo, không ngừng vươn lên làm
tròn sứ mạng lịch sử là những người đi hàng đầu trong việc đặt nền móng cho một
xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, ở một tỉnh miền núi cao của Tổ quốc.
Từ những bài học thắng lợi và
những kinh nghiệm của các năm trước, nhất là năm 1976, năm đầu thực hiện Kế
hoạch 5 năm lần thứ hai, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La lần
thứ ba đã thông qua Nghị quyết về phương hướng nhiẹm vụ của Đoàn và phong trào
thanh niên Sơn La trong 2 năm 1977-1978, với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên
hăng hái tién lên hàng đầu, làm chủ tập thể, xung kích sáng tạo, tình nguyện
vượt mức kế hoạch nhà nước”.
Đại hội quyết định phát động
phong trào “4 tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, trong
đó coi lao động sản xuất là nhiệm vụ trung tâm, nhằm phát huy quyền làm chủ và
năng lực làm chủ tập thể của đoàn viên và thanh niên trên các lĩnh vực hoạt
động:
1. Tình nguyện lao động xây
dựng Tổ quốc
2. Tình nguyện xây dựng quốc
phòng, bảo vệ an ninh Tổ quốc
3. Tình nguyện học tập, xây
dựng tập thể học sinh XHCN
4. Tình nguyện rèn luyện và
xây dựng cuộc sống văn hóa.
Để thực hiện những mục tiêu đã
đề ra, Đại hội đã quyết định những biện pháp thích hợp. Trong đó có biện pháp
xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, với các chỉ tiêu:
Nâng tỉ lệ đoàn viên lên 40%
so với tổng số thanh niên từ 15-30 tuổi. Không kết nạp thanh niên mù chữ vào
Đoàn và chỉ kết nạp những thanh niên tích cực, đã học xong các bài chính trị cơ
bản.
Đảm bảo 100% xã vùng thấp có
tổ chức Đoàn cấp xã, vùng cao có 30%. 65% số chi đoàn nông thôn đạt 4 tốt, Khu
vực cơ quan, xí nghiệp, trường học… 75% chi đoàn đạt 4 tốt.
Trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Độ
tuổi cán bộ cơ sở không quá 25, cán bộ cấp huyện không quá 30, cán bộ cáp tỉnh
không quá 35, đảm bảo 70% số cán bộ cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ…
Đại hội đã bầu 33 ủy viên
chính thức và 1 ủy viên dự khuyết vào BCH tỉnh Đoàn khóa III. Thường vụ BCH
tỉnh Đoàn khóa III có các đồng chí: Lường An, Vàng Nhìa Lừ, Vi Minh Đô, Trần
Toan, Lê Văn Huề, Trần Ngọc Phượng, Đình văn Nhí, Hoàng Thị Toan, Đoàn Đức
Thành, Lừ Văn Chiến, Lò Văn Ún.
Đồng chí Lường An được bầu làm
bí thư Tỉnh Đoàn.
II, PHÁT HUY TINH THẦN “BA XUNG KÍCH LÀM CHỦ TẬP THỂ” TUỔI TRẺ CÁC
DÂN TỘC SƠN LA HĂNG HÁI XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM X.H.C.N.
Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ
ba đã khẳng định quyết tâm của thanh niên các dân tộc Sơn La thực hiện thắng
lợi những mục tiêu Đảng đã chỉ ra cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai: phong trào “4
tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một bước cụ thể hóa quyết tâm của
tuổi trẻ, nhanh chóng được đoàn viên và thanh niên các dân tộc ở mọi ngành, mọi
cấp tích cực tham gia. Tính đến năm 1977 sau gần 6 tháng phát đọng đã có 85%
thanh niên nông thôn và 95% thanh niên công nhân, viên chức đăng ký tình nguyện
lao động xây dựng Tổ quốc và đến cuối năm 1979 có 111.816 đoàn viên, thanh niên
đăng ký tình nguyện vượt mức kế hoạch.
Hầu hết đoàn viên và thanh
niên đều xây dựng chương trình hành động cách mạng 10 điểm cụ thể, nêu rõ những
việc phải làm và những chỉ tiêu phấn đấu trong từng thời gian. Thực hiện mục
tiêu 21 vạn tấn lương thực do Đại hội lần thứ V của Đảng bộ tỉnh đề ra, thanh
niên nông thôn có nhiều biện pháp tích cực nhằm thâm canh tăng năng xuất cây
trồng, phong trào làm phân bón không ngừng được phát triển. Mở đầu là chiến
dịch 60 ngày đêm làm 5 vạn tấn phân bón cho vụ sản xuất đông-xuân 1977-1978,
thu hút không chỉ thanh niên nông thôn, thanh niên trong các nông trường tham
gia mà tuổi trẻ trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học cũng xôi nổi hưởng
ứng, làm ra hàng ngàn tấn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng ngàn đoàn
viên, thanh niên đã đặt mức kiện tướng làm 3000kg phân, nhiều người đạt tới
5000kg. Đoàn viên và thanh niên huyện Phù Yên có sáng kiến xây dựng nhà máy
phân đạm tự nhiên 12000 tấn phân, bằng cách toàn đoàn làm bèo hoa dâu, thả kín
bèo trên toàn bộ diện tích canh tác.
Kết quả của chiến dịch làm
phân bón đã góp phần đưa mức bón phân của toàn tỉnh lên 5 tấn/ha, năng xuất lúa
của nhiều huyện nhờ đó đạt bình quân trên 5 tấn/ha và nhiều xã đạt trên 7
tấn/ha. Riêng hợp tác bán bông (Tân phong, Phù Yên) đạt trên 10 tấn/ha. Năm
1979, hưởng ứng chiến dịch 50 vạn tấn phân bón” do TW Đoàn phát động, thanh
niên các dân tộc trong tỉnh đã làm 75000 tấn phân các loại đảm bảo phân bón cho
vụ sản xuất chiêm- xuân và vụ mùa thắng lợi. Riêng thanh niên nông trường
Chiềng Ve chỉ trong 3 tháng đã làm được
12000 tấn phân rác phục vụ thâm canh cây chè, đạt 50% chỉ tiêu phân bón trong 2
năm.
Thanh niên trong các hợp tác
xã nông nghiệp là những người đi đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
mới, cấy giăng dây và cầy vừa phải, tưới tiêu hợp lý, đưa giống mới vào động
ruộng. Ở nhiều cơ sở, Đoàn thanh niên bên cạnh việc nhận ruộng xa, ruộng xấu để
chăm sóc và xây dựng các cánh đồng, khu đồng 5 tấn, đã làm những thửa ruộng thí
nghiệm để tìm các biện pháp thâm canh thích hợp cho đồng ruộng ở từng địa
phương.
Những phần việc khó khăn và
phức tạp đoàn viên và thanh niên đi đầu thực hiện. Là một tỉnh miền núi cao,
sau mỗi mùa mưa lũ hệ thống thủy lợi phần lớn đều bị hư hỏng. Thanh niên các
dân tộc đã huy động hàng vạn ngày công sửa chữa mương phai, cơn lốc, đào tới
37971m3 đất đá phục vụ tưới tiêu cho trên 10 nghìn/ha đất canh tác.
Thanh niên nông thôn đi đầu
trong việc phát huy thế mạnh của một tỉnh miền núi, phát triển mạnh lâm nghiệp,
nghề rừng. Trong đó Đoàn chú trọng đi vào hai khâu: Trồng rừng và bảo vệ rừng.
Thực hiện mục tiêu trồng 4500ha rừng mới thanh niên ngành lâm nghiệp đã tập
trung giải quyết khâu yếu của ngành về cây giống. Các cơ sở của Đoàn ngành đã
tổ chức ươm giống cây con, đảm bảo đủ 5 triệu giống cây con. Thanh niên các cơ
sở còn đẩy mạnh phong trào xây dựng các vườn cây, đồi cây “Nhớ ơn Bác Hồ” và đã
trồng được 178.720 cây ăn quả, cây lấy gỗ và hóng mát nhiều lâm trường mới cũng
được xây dựng, kết hợp với yêu cầu quốc phòng với hầu hết là lao động trẻ từ Hà
Sơn Bình lên lao động phát triển kinh tế miền núi.
Việc chống cháy rừng và bảo vệ
rừng, chống phát nương rẫy bừa bãi đựơc chú trọng. Các đội thanh niên xung kích
bảo vệ từng được thành lập hầu hết ở các xã. Huỵên có nhiều thanh niên xung
kích bảo vệ rừng nhất là Thuận Châu 32 đội.
Phong trào tình nguyện xây
dựng Tổ quốc được đoàn viên và thanh niên, trong toàn tỉnh thực hiện với nhiều
biện pháp phong phú 90% só chi đoàn và đoàn viên, thanh niên đã xây dựng chương
trình hành động cách mạng đăng ký tình nguyện vượt mức kế hoạch hàng năm từ
15-90 ngày so với chỉ tiêu kế hoạch đựơc giao. Các phong trào phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, luyện tay nghề thi chọn thợ giỏi đựơc duy trì và phát
triển, thu hút hầu hết đoàn viên và thanh niên tham gia, xây dựng được nhiều
qui trình, thao tác tiên tiến đem lại năng xuất cao. Có thao tác năng xuất tăng
lên 200%.
Nhiều cơ sở Đoàn đã động viên
thanh niên xung kích giải quyết những khâu yếu, việc khó có tính quyết định tới
việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước của đơn vị. Trong đó 808 đoàn viên, thanh
niên nông trường Chiềng Ve đã làm 8 vạn ống ươm chè, bóc tách hạt chè ngoài giờ
được 58 tấn, tiết kiệm cho nông trường 98.000 công. Đoàn viên và thanh niên
nông trường Tô Hiệu trong chiến dịch gieo trồng hoa màu, luôn phát huy vai trò
xung kích nhận việc khó đòi hỏi kỹ thuật cao, góp phần gieo vượt 35 ha ngô.
Đoàn viên thanh niên nông trường Mộc Châu đã xây dựng đựơc 22 công trình thanh
niên, góp phần hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhà nước giao, 4 năm liền được nhận
cờ thưởng luận lưu của BCH TW Đoàn tặng.
Trong thời gian 3 năm, từ
1977-1979, các cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhận trẻ đã đảm nhận 1500 công
trình thanh niên thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội phúc lợi tập thể, phát huy
hàng trăm sáng kiến cải tiến có giá trị.
Thanh niên trong các ngành
dịch vụ tổ chức các “cửa hàng thanh niên”, “quầy hàng thanh niên” góp phần đảm
bảo phân phối công bằng, hợp lý, giảm bớt phiền hà trong phục vụ.ư
Ở hầu hết các cơ sở Đoàn đều
tổ chức những ngày lao động cộng sản thu hút đông đảo thanh, thiếu niên các dân
tộc trong tỉnh tham gia, giải quyết những khâu yếu, việc khó và cả nhiều tồn
đọng trong qúa trình sản xuất lưu thông. Nhiều cơ sở ngày lao động cộng sản
được duy trì hàng tháng, đóng góp hàng vạn ngày công xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho đơn vị và làm những việc công ích. Đoàn viên, thanh niên thị xã
Sơn La và các cơ sở Đoàn đóng trên địa bàn
thị xã ngoài những ngày lao động cộng sản tổ chức ở đơn vị còn tham gia
xây dựng công trình nhà máy điện 1.600Kw. Mang tên 26/3 trong đó 8000 lượt đoàn
viên, thanh niên tham gia lao động làm một mặt bằng nhà máy, đã đào đắp đựơc
5534 m3 đất đá.
Tình nguyện học tập và rèn
luỵên, xây dựng cuộc sống văn hóa mới, thanh niên các dân tộc Sơn La đã tích
cực hưởng ứng chiến dịch ánh sáng văn hóa. Đoàn đã kết hợp chặt chẽ với ngành
giáo dục tiến hành khảo sát thực tế tình hình học vấn của các vùng dân tộc và
đã động viên đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch. Hè năm 1977-1978,
chiến dịch phát triển với quy mô lớn, các cơ sở Đoàn đã phối hợp với ngành giáo
dục huy động tới 1497 giáo viên, phần lớn ở độ tuổi thanh niên, tiến quân và
các xã vùng cao biên giới dạy bổ túc văn hóa và thanh toán nạn mù chữ. Chỉ
riêng dịp hè năm học này 11.931 người được vận động đến lớp 3.135 người đã được
thanh toán mù chữ, chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên. Điển hình là các huyện Sông
Mã, Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Mường La và các xã Chiềng Tương (Mộc Châu), Chiềng
Lương (Mai Sơn). Đến cuối 1979 toàn tỉnh đã có 113 xã/178 xã có phong trào học
bổ túc văn hóa, thu hút 21739 người theo học từ cấp I đến cấp III.
Trong các trường phổ thông và
chuyên nghiệp đoàn viên và thanh niên giáo viên, học sinh đẩy mạnh phong trào
thi đua “hai tốt” và phong trào xây dựng tập thể học sinh XHCN. Năm học
1977-1978 có 15 trường, 78 lớp đăng ký phấn đấu trở thành tập thể học sinh
XHCN. Có 13 đơn vị đựơc công nhận. Năm học 1978-1979 số lớp đăng ký là 94 và có
25 lớp đựơc trao cờ “Tập thể học sinh XHCN”, Đoàn trường thanh niên dân tộc
huyện Phù Yên được Trung ương Đoàn tặng cờ luân lưu.
Nhựơc điểm của phong trào phấn
đấu trở thành tập thể học sinh XHCN là chưa phát triển rộng, số lớp đăng ký
phấn đấu ít và số lớp đựơc công nhận là tập thể học sinh XHCN thấp, phần nào
hạn chế quyền chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện.
Trong những năm 1977-1979 tổ
chức Đoàn ở các cấp đã hướng công tác Đội TNTP và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh sinh
hoạt theo các chủ đề thích hợp, “tiếp bước lên Đoàn, ngàn hoa việc tốt, dâng
Đảng quang vinh”, “tiếp bước Lê Đình Chinh”… Các tổ chức Đoàn đã hướng dẫn các
em học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, đẩy mạnh phong trào thi đua “hai
tốt” trong các trường học.
Phong trào “kế hoạch nhỏ” được
thiếu niên và nhi đồng Sơn La tích cực tham gia cùng thiếu niên cả nước đóng
góp xây dựng đoàn tàu hỏa mang tên Đội. Toàn tỉnh đã thu nhặt được 11 tấn giấy
loại gửi về nhà máy giấy Trúc Bạch góp vào chiến dịch “4 triệu cân giấy loại”
của thiếu niên cả nước. Riêng thiếu nhi thị xã đã góp đựơc 9 tấn. Phong trào
Trần Quốc Toản được các liên đội, chi đội duy trì thường xuyên. Các em đã góp
được 2500 công giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ lấy củi, tu sửa vườn
rau, vườn cây, ao cá và tu sửa nghĩa trang liệt sĩ.
Trong thời gian chiến tranh
biên giới phía Bắc các em thiếu nhiđã viết và gửi trên 5000 lá thư đến động
viên thăm hỏi các chiến sĩ đồn công an biên phòng Vị Xuyên và các đồn biên
phòng trong tỉnh. Ngoài ra còn quyên góp được hàng ngàn đồng gửi giúp đồng bào
và các bạn thiếu nhi 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
Thông qua hoạt động theo các
chủ đề, công tác xây dựng củng cố tổ chức Đội thường xuyên được tiến hành theo
đúng điều lệ nghi thức mới của Đội. Trên 12.000 em đã được kết nạp vào Đội và
gần 3000 em đội viên lớn tuổi đã đựơc kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Cũng qua các hoạt động sôi nổi
của các phong trào, 7 em đội viên xuất sắc đã được cử đi dự trại hè thiếu nhi
quốc tế, 355 chi đội đã đựơc công nhận đạt danh hiệu chi đội vững mạnh. 26.786
lượt em được tặng danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Dịp hè năm 1979 tỉnh Đoàn đã
phối hợp với một số ngành có liên quan tổ chức một đoàn thiếu nhi gồm 80 em là
cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc, con em các gia đình thương binh, liệt sĩ về Hà Nội
viếng lăng Bác, thăm thủ đô, thành phố Hải Phòng, và nghỉ mát tại bãi biển Sầm
Sơn.
Thời kỳ 1977-1979, đất nước
đứng trước những thử thách mới. Bè lũ phản động Pôn Pốt – Yêng Xary ở Cam-Pu-Chia
thường xuyên gây tình hình căng thẳng, tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam
(1978). Tiếp đó nổ ra chiến tranh ở biên giới phía Bắc (1979).
Trước những diễn biến phức tạp
ngày 30-12-1978 Tỉnh ủy Sơn La ra thông báo khẩn về những công tác cần làm ngay
để chủ động đối phó với âm mưu địch, trong đó có đoạn nhấn mạnh: “phải đẩy mạnh
phong trào quần chúng thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy tinh thần làm
chủ tập thể trong công tác bảo vệ an ninh”. Ngày 8-2-1979 thường vụ Tỉnh ủy Sơn
La ra Chỉ thị, nhấn mạnh “Biến công tác an ninh chính trị thực sự trở thành
phong trào quần chúng rộng khắp, đồng thời phát huy cao độ quyền làm chủ tập
thể XHCN của nhân dân các dân tộc trong công tác an ninh chính trị…”
Luôn luôn đi đầu thực hiện
những chủ trương của Đảng bộ, đoàn viên và thanh niên các dân tộc Sơn La đã
“tình nguyện xây dựng quốc phòng, bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Các cơ sở Đoàn trong
tỉnh đã động viên đoàn viên và thanh niên thường xuyên tham gia luyện tập quân
sự và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự theo chỉ tiêu hàng năm. Các cơ sở
Đoàn đã tăng cường công tác giáo dục truyền thống cách mạng , nâng cao tinh
thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội và an ninh biên giới của Tổ quốc, sẵn sàng đạp tan mọi âm mưu phá hoại của
kẻ thù.
Trong công tác tuyển quân, các
cơ sở Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Quân sự, chỉ đạo, động viên đoàn
viên và thanh niên tình nguyện nhập ngũ, đảm bảo đủ và vượt chỉ tiêu của từng
đợt tuyển quân với chất lượng tốt. Nhiều cơ sở ở các huyện Phù Yên, Sông Mã,
Mộc Châu…các đợt tuyển quân đã trở thành ngày hội tòng quân của tuổi trẻ các
dân tộc.
Đoàn viên và thanh niên trong
các lực lượng vũ trang đã phát huy truyền thống vẻ vang “Quyết chiến, quyết
thắng”, nêu cao vai trò xung kích thực hiện nhiệm vụ xây dựng các lực lượng vũ
trang nhân dân biên đại, tinh nhuệ, thiện chiến, tích cực thực hiện cuộc vận
động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ
trang nhân dân”.
Từ đầu năm 1978, với phong
trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, tuổi trẻ các dân tộc Sơn La đã thực sự đi
đầu “Xung kích bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Ở các cơ sở Đoàn đã diễn ra những cuộc
hội thảo diễn đàn xoay quanh các chủ đề: “Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế vô sản”…
Nhiều cuộc xuống đường biểu dương lực lượng đã diễn ra ở thị xã và ở các điểm
dân cư tập trung.
Năm 1979 chiến tranh biên giới
phía Bắc xảy ra, đáp lời kêu gọi cứu nước của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
thi hành lệnh Tổng động viên của Quốc hộim, Hội đồng nhà nước, phong trào tòng
quân lên đường cứu nước đã diễn ra sôi nổi rộng khắp. Chỉ trong một thời gian
ngắn toàn tỉnh đã có 27.102 đoàn viên, thanh niên nam nữ các dân tộc tự nguyện
viết đơn thiết tha xin đi chiến đấu, trong đó có 1200 lá đơn được viết hoặc ký
bằng máu.
Mặc dù với chỉ tiêu tuyển quân
rất lớn, cao hơn cả những thời kỳ quyết liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, nhưng đoàn viên và thanh niên Sơn La đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Qua 3 đợt tuyển quân trong năm 1979 Đoàn đã tiễn đưa 7.000 đoàn viên và thanh
niên các dân tộc lên đường nhập ngũ, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu được giao.
Các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, thị xã… là những đơn vị đã thực
hiện vượt mức chỉ tiêu tuyển quân, đảm bảo chất lượng. Tiêu biểu cho tuổi trẻ
vùng cao làm tốt nghĩa vụ quân sự là xã Chiềng Tương Mộc Châu, có 8 thanh niên
H’mông cùng lên đường nhập ngũ trong một ngày.
Phần lớn số đoàn viên và thanh
niên các dân tộc Sơn La lên đường được bổ sung cho các đơn vị đang làm nhiệm vụ
chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trên tuyến biên giới phía Bắc và đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình, góp phần giữ vững biên cương của Tổ quốc.
Thi đua với các chiến sỹ bộ
đội thường trực trên tuyến đầu Tổ quốc, ở hậu phương, trên 80% thanh niên ở các
cơ sở đã tham gia dân quân tự vệ, thường xuyên luyện tập quân sự, tuần tra canh
gác và xây dựng các tuyến phòng thủ. Các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu,
Mộc Châu, thị xã… đã tổ chức những đơn vị tình nguyện gồm trên 5000 đoàn viên,
thanh niên đi xây dựng phòng tuyến, góp phần 43.000 ngày công, đào đắp trên
47.870 m3 đất đá, tham gia xây dựng hàng trăm nghìn mét hào, tạo
thành phòng tuyến vững chắc bảo vệ tuyến biên giới.
Trong thời gian tham gia xây
dựng phòng tuyến, hàng trăm thanh niên tích cực đã được kết nạp vào Đoàn.
Nghị quyết 27 của BBT TW Đoàn
và Chỉ thị 39 của Thường vụ tỉnh ủy về củng cố tổ chức Đoàn, các cơ sở Đoàn
trong tỉnh đã tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức và phát triển đoàn viên,
đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đến
trước Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV. Các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã quản lý,
giáo dục và tổ chức được một đội ngũ trẻ tuổi gồm 99.584 thanh niên từ 15-30
tuổi, trong đó có 36.814 đoàn viên, chiếm tỉ lệ 41,1% tổng số thanh niên trong
độ tuổi, vượt 1,1% so với chỉ tiêu do Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III đề ra,
sinh hoạt trong 1.694 chi đoàn, ở 439 đoàn cơ sở.
Ở khu vực nông thôn các cơ sở
Đoàn đã củng cố xây dựng được 168 đoàn xã, chỉ còn 11 xã mới xây dựng được chi
đoàn.
Tuy nhiên công tác phát triển
đoàn viên mới còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng và nguỵên
vọng của thanh niên. Từ năm 1977 đến hết năm 1979 toàn tỉnh mới phát triển đựơc
15.631 đoàn viên mới, không đạt chỉ tiêu Trung ương Đoàn giao.
Công tác bồi dưỡng, huấn luyện
cán bộ hàng năm cũng gặp nhiều khó khăn. Từ năm 1977 đến năm 1979 chỉ huấn
luyện được 2421 cán bộ đoàn và cán bộ phụ trách thiếu nhi.
Quán triệt chỉ thị 72 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng và chỉ thị số 39 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ sở
Đoàn đã mở cuộc vận động đoàn viên thanh niên đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và
đăng ký phấn đấu rèn luyện để trở thành đảng viên. Các chi đoàn thường xuyên
giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng. Nhiều cấp bộ Đoàn đã mở những lớp
tìm hiểu về Đảng cho những đoàn viên ưu tú.
Trong 2 năm (1977-1978) các cơ
sở Đoàn trong tỉnh đã giới thiệu được 5.408 đoàn viên ưu tú và đã được Đảng xem
xét kết nạp được 1147 đồng chí. Năm 1979 đã giới thiệu được 3500 đoàn viên ưu
tú cho Đảng và Đảng đã xem xét kết nạp 680 đồng chí.
Tháng 12 năm 1979 được sự đồng
ý của BBT TW Đoàn và của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh Sơn La lần thứ IV được tổ chức tại thị xã Sơn La. Các đại biểu
thay mặt cho hơn 3 vạn đoàn viên thuộc các dân tộc trong tỉnh đã dự Đại hội.
Đồng chí Hoàng Nó ủy viên
Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong thường vụ Tỉnh ủy, đại
diện các ban ngành đoàn thể trong tỉnh đã dự Đại hội của tuổi trẻ.
Báo cáo của BCH tỉnh Đoàn
trình bày trước Đại hội đã đánh giá những thành tích đạt được và rút ra những
bài học kinh nghiệm, đặc biệt trong công tác chỉ đạo phong trào. Trong đó có
việc chỉ đạo điểm đang từng bước khẳng định một phương thức hoạt động thích hợp
đối với trình độ phát triển của thanh niên các dân tộc. Tuy nhiện trong thực tế
Đoàn chưa thật sự mạnh dạn đầu tư cho công tác chỉ đạo điểm, do đó việc đúc kết
rút kinh nghiệm còn chung chung, sức thuyết phục bị hạn chế.
Quán triệt nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ VI nhằm xây dựng Sơn La phát triển toàn diện, liền với
việc bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Tây Tổ quốc, đẩy mạnh phát triển
kinh tế kết hợp với nhiệm vụ củng cố quốc phòng… Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ
IV đã ra nghị quyết khẳng định: “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng và giáo dục toàn diện nhằm nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh
niên các dân tộc phát triển toàn diện, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp
cách mạng của Đảng. Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh cả về số lượng” và chất
lượng, nhanh chóng tổ chức lại toàn bộ thế hệ trẻ các dân tộc thành lực lượng
làm chủ vững mạnh, thành đội quân xung kích cách mạng. Đẩy mạnh phong trào “ba
xung kích làm chủ tập thể”, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể, vai trò
xung kích sáng tạo của tuổi trẻ, đủ sức đi đầu thực hiện thắng lợi 3 cuộc cách
mạng và phát huy 3 thế mạnh của miền núi xây dựng Sơn La giàu mạnh, văn minh
tiến lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
chăm lo giáo dục thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, đẩy mạnh phong
trào “kế hoạch nhỏ”, phong trào “Trần quốc toản”, xây dựng tổ chức Đội thiếu
niên tiền phong và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh vững mạnh.
Đại hội đã đề ra những nhiệm
vụ cụ thể và những chỉ tiêu phấn đấu cho 2 năm 1980-1981, trong đó nhấn mạnh…
Cần chú trọng bồi dưỡng và xây dựng những điển hình tiên tiến trong sản xuất,
trong chiến đấu và trong đấu tranh xã hội của từng địa phương và học tập những
điển hình tiêu biểu của cả nước. Trên cơ sở xây dựng tư tưởng đạo đức cách
mạng, kiên quyết đấu tranh bằng sức mạnh của tập thể, của cả xã hội chống chủ
nghĩa cá nhân chủ nghĩa tự do vô tổ chức, cô kỷ luật, ngại khó ngại khổ, chống
lối sống hưởng lạc, chây lời lao động, đua đòi, ăn diện lo lăng, và mọi biểu
hiện tiêu cực trong xã hội, xây dựng cho được nếp sống, lối sống “mỗi người vì
mọi người, mọi người vì mỗi người”.
Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào
BCH tỉnh Đoàn khóa IV. Thường vụ Tỉnh đoàn có các đồng chí: Vi Minh Đô, Trần
Ngọc Phượng, Đỗ Ngọc Nhuận, Vàng Nhìa Lừ, Hoàng Thị Toan, Phan Tất An, Đinh Văn
Nhí, Nguyễn Quang Thùy, Phạm Duy Chiến, Quàng Tiến Hặc, Đinh Xuân Mỹ.
Đồng chí Vi Minh Đô được bầu
làm Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 3-1982 đồng chí Đỗ Ngọc Nhuận đựơc chỉ định thay
đồng chí Vi Minh Đô giữ chứ vụ bí thư Tỉnh đoàn.
Năm 1980, sau gần 20 năm gián
đoạn do điều kiện chiến tranh, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ
tư đã đựơc tiến hành trọng thể tại thủ đô Hà Nội.
Đoàn đại biểu Sơn La do đồng
chí Vi Minh Đô dẫn đầu đã dự Đại hội. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV đã tổng
kết 4 bài học trong hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên gần nửa thế kỷ
tồn tại và phát triển và khẳng định mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ mới của
cách mạng là: “phát huy mạnh mẽ vai trò chính trị của Đoàn, quyền làm chủ tập
thể, vai trò xung kích và sáng tạo của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi ba cuộc
cách mạng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Quyết tâm học tập và rèn luyện để trưởng thành mau
chóng, trở thành lớp người mới làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, kế tục trung
thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc”.
Cũng trong năm 1980 Đảng bộ
Sơn La đã tiến hành Đại hội lần thứ VI. Đại hội khẳng định: “…tăng cường sức
mạnh tổng hợp của chuyên chính vô sản, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động; kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh
tế. Khẩn trương tiến hành và tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông - lâm
nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Đẩy mạnh công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu. Ra sức xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm – công nghiệp hợp lý trên
địa bàn huyện, và cơ cấu kinh tế công – nông lâm nghiệp của tỉnh; đồng thời
phát triển các ngành kinh tế, văn hóa khác, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu
chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và tích cực chuẩn bị điều kiện cho kế
hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985)…”
Đối với tổ chức Đoàn thanh
nien và phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, Đại hội chỉ rõ: “Đòan
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cánh tay đắc lực của Đảng, phải đẩy mạnh
phong trào “3 xung kích làm chủ tập thể” làm nòng cốt trong lao động sản xuất
và khoa học kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự và xây dựng lực lượng vũ
trang, bán vũ trang. Học tập trao đổi kiến thức mới, nâng cao giác ngộ xã hội
chủ nghĩa, thực hiện tốt nếp sống văn minh, đồng thời chăm lo công tác giáo dục
thiếu niên nhi đồng, giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn để lựa chọn bổ
sung cho đội ngũ của Đảng”.
Những phương hướng nhiệm vụ do
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ tư và Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VI nêu ra
được các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên các dân tộc trong tỉnh quán triệt
và triển khai thực hiện đồng bộ.
Các cơ sở Đoàn đã đặc biệt coi
trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên, với nhiều
hình thức phong phú, sinh động, như tổ chức cuộc thi “dâng Đảng quang vinh,
mừng Đoàn lớn mạnh”, nhân kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Đảng và 50 năm ngày
thành lập Đoàn (26-3-1931/ 26-3-1981); tổ chức giáo dục truyền thống với chủ đề
“theo bước chân những người anh hùng”. Để có đội ngũ cộng tác viên làm công tác
tuyên truyền viên trẻ thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và đã lựa
chọn đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và đã lựa chọn được 2.618 báo cáo
viên trẻ, tạo thành màng lưới tuyên truyền viên rộng khắp, góp phần triển khai
kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Đoàn đến tận quần chúng, đoàn
viên, thanh niên.
Trong những năm đầu thập niêm
tám mươi đất nước ở trong tình trạng vừa có hoà bình, vừa có nguy cơ xảy ra
chiến tranh xâm lược mới, tuổi trẻ các dân tộc Sơn La trong đội hình “ba xung
kích làm chủ tập thể” đã không ngừng phấn đấu vươn lên đi đầu thực hiện những
nhiệm vụ chiến lược do Đảng đề ra.
Trong các lĩnh vực sản xuất và
đời sống, thực hiện nghị quyết của BCH TW Đoàn về thực hiện các chương trình
hành động cách mạng trong phong trào “ba xung kích làm chủ tập thể” và “ba mũi
tiến công chống tiêu cực”, các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã không ngừng, tìm tòi,
sáng tạo những phương thức hoạt động thích hợp, thu hút đông đảo đoàn viên và
thanh niên các dân tộc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Thực hiện chương trình phối
hợp sản xuất nông – lâm nghiệp bên cạnh việc đẩy mạnh các phong trào làm phân
bón, thủy lợi thanh niên nông thôn đã đi đầu vận động đồng bào các dân tộc xóa
bỏ những tập tục canh tác lạc hậu, du canh, du cư, áp dụng khoa học kỹ thuật
vào thâm canh tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi. Để góp phần vận động nhân dân
các dân tộc, các cơ sở Đoàn đã làm 481 cánh đồng tăng sản, áp dụng đồng bộ các
biện pháp kỹ thuật canh tác mới, giành được năng xuất cao, lấy thực tế để bà
con làm theo. Thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng, về khoán sản phẩm
đến nhóm người lao động, đoàn viên và thanh niên các dân tộc còn đi đầu nhận khoán
và vận động gia đình nhận khoán sản phẩm đạt kết quả tốt. Trong số 336 cơ sở,
Đoàn phối hợp với hợp tác xã thực hiện khoán sản phẩm đã có 160 cơ sở đạt hiệu
quả cao (chỉ có 84 cơ sở trong quá trình thực hiện còn có một số mặt sai sót…)
tạo ra những hợp tác xã đạt năng xuất 5 – 7 tấn/ha góp phần hoàn thành kế hoạch
sản xuất lương thực của tỉnh.
Đoàn viên và thanh niên trong
các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong các lâm trường, nông trường,
trong các cơ quan xí nghiệp, trường học… đã không ngừng phấn đấu nâng cao ngày,
giờ công, có ích, thực hiện nghiêm chỉnh các định mức lao động, các qui trình
công nghệ… Hàng năm có trên 8.000 lượt đoàn viên, thanh niên đăng ký tình
nguyện lao động hòan thành vượt mức kế hoạch trong đó có 85% đoàn viên, thanh
niên hoàn thành kế hoạch trước thời hạn từ 1-3 tháng. Xí nghiệp liên hiệp Mộc
Châu và nông trường Chiềng Ve là những đơn vị có 100% đoàn viên trong các chi
đoàn đăng ký phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch và đều có chương trình hành
động cách mạng cụ thể.
Phong trào “Luyện tay nghề thi
chọn thợ giỏi” đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với đoàn viên và thanh niên đi
sâu vào nghề nghiệp, học hỏi, tìm tòi sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, không ngừng nâng cao năng xuất lao động. Trong thời gian từ 1980-1983
các cơ sở Đoàn trong tỉnh phối hợp với các ngành có liên quan đã tổ chức thao
diễn kỹ thuật cho gần 40 ngàn lượt đoàn viên và thanh niên. Qua các đợt thao
diễn năng xuất lao động bình quân tăng từ 120-200%.
Gắn bó với nghề nghiệp, đoàn
viên và thanh niên làm công tác khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đã thực
hiện mỗi năm phát huy 1 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, hợp lý
hoấ sản xuất. Trong 3 năm đã có 725 sáng kiến, trong đó có 350 sáng kiến được
công nhận và đưa vào sản xuất, làm lợi cho Nhà nước hàng vạn đồng.
Nhiều cơ sở Đoàn đã chủ đọng
tổ chức cho đoàn viên, thanh niên xung kích giải quyết những khâu yếu, việc khó
có tính quyết định đối với việc hoàn thành kế hoạch sản xuất và đẩy mạnh phong
trào tiết kiệm nguyên, nhiên, vật, liệu, coi đó là một mũi nhọn của phong trào
thanh niên công nhân. Các cơ sở Đoàn trong ngành công nghiệp bên cạnh việc hoàn
thành các chỉ tiêu tiết kiệm khác đã thu hồi được 25 ngàn vỏ bao xi măng, góp
phần hoàn thành chỉ tiêu thu hồi 5 triệu vỏ bao xi măng do TW Đoàn phát động.
Các cơ sở Đoàn còn tổ chức những ngày lao động cộng sản và tiết kiệm
trong tiêu dùng, đóng góp, ủng hộ xây dựng trường thanh niên dân tộc tỉnh.
Đoàn viên và thanh niên trong ngành giao thông vận tải bên cạnh việc
đảm nhận xây dựng nhiều tổ xe, máy thanh niên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng
hoá ở những tuyến đường khó, nguy hiểm… đã tích cực thực hiện tiết kiệm xăng dầu,
bảo dưỡng máy móc. Chid doàn ô tô Đoàn nông trường Mộc Châu có phong trào tiết
kiệm với chỉ tiêu cụ thể: mỗi xe chạy 100 km tiết kiệm 0,5 lít xăng dầu. Chi đoàn
trạm vận tải thương nghiệp với nhiều biện pháp cụ thể đã tiết kiệm hàng tấn xăng
dầu cho Nhà nước.
Trong các lĩnh vực phân phối lưu thông, tổ chức Đoàn phối hợp với ngành
chuyên môn bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đoàn viên và thanh niên
trong ngành. Tổ chức thanh niên đấu tranh chống bọn đầu cơ buôn lậu, làm ăn phi
pháp, chống tham ô móc ngoặc, cửa quyền gây phiền hà cho nhân dân. Phương thức
tổ chức "gian hàng thanh niên, quầy hàng thanh niên" được duy trì và
phát triển.
Trong lĩnh vực học tập, rèn luyện, xây dựng cuộc sống mới, con người
mới. Đoàn đã coi trọng giáo dục toàn diện, giúp cho đoàn viên, thanh niên sớm định
hướng được cuộc sống, xây dựng được lý tưởng và niềm tin cộng sản một cách vững
chắc. Thông qua giáo dục truyền thống cách mạng như lấy nhà bảo tàng cách mạng
Sơn La làm nơi trung tâm giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ, Đoàn đã giáo dục
cho thanh niên các dân tộc trong tỉnh ý chí quyết thắng nghèo nàn lạc hậu, đạp
bằng mọi khó khăn gian khổ, đạp tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Cuộc vận động giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng trong trường học
thu được kết quả tích cực. 63.257 đoàn viên thanh niên đã tham gia cuộc vận động.
Số tập thể giáo viên và học sinh đăng ký phấn đấu trở thành tổ đội học sinh
XHCN tăng lên đáng kể. Trong 282 tập thể đăng ký phấn đấu đã có 104 tập thể được
công nhận đạt danh hiệu tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, trong đó có 40 tập
thể được tặng cờ của Trung ương Đoàn. Đoàn trường sư phạm bồi dường và Đoàn trường
sư phạm của tỉnh là những đơn vị dẫn đầu trong khối trường học.
Hội thi giáo viên dạy giỏi trong khối các trường phổ thông đã thu hút
nhiều giáo viên trẻ tham gia và nhiều người đã được công nhận là giáo viên dạy
giỏi cấp tỉnh. Những kinh nghiệm hay trong giảng dạy được phổ biến kịp thời, động
viên được phong trào học tập nghiên cứu, sáng tạo của thầy, cô giáo.
Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển
sâu rộng. Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế, thể dục thể thao phát động phong trào
tập luyện 3 môn điền kinh thể thao quân sự phối hợp. Hàng năm tổ chức thi đấu từ
cơ sở đến các huyện, thị và Đại hội thể thao cấp tỉnh. Sinh hoạt múa hát tập thể
thường xuyên thu hút đông đảo đoàn viên và thanh niên tham gia, có tác dụng tích
cực trong việc đoàn kết, tập hợp, lôi cuốn thanh niên. Cơ sở Đoàn ở các cơ
quan, xí nghiệp trường học đã thành lập 250 tốp ca khúc chính trị và các cơ sở Đoàn
ở nông thôn đều có đội văn nghệ phục vụ trực tiếp đời sống sản xuất, chiến dấu
của nhân dân các dân tộc trong địa phương.
Xây dựng nếp sống mới, văn minh, tiến bộ thường xuyên được các cơ sở
Đoàn quan tâm động viên, giáo dục đoàn viên và thanh niên bài trừ hủ tục, mê tín
dị đoan dũng cảm đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực. Nhiều cơ sở Đoàn,
nhất là ở các thị trấn, thị xã đã thường xuyên quan tâm cùng với các cơ quan chức
năng, giáo dục những thanh niên chậm tiến…
Một trong những biện pháp tích cực là Đoàn thanh niên đã chủ động phối
hợp giáo dục hướng nghiệp và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho thanh thiếu
niên. Qua 2 năm thực hiện nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quyết
định 126/CP của Hội đồng Chính phủ, một số đoàn trường học đã cùng ban giám hiệu
làm tốt công tác chuẩn bị cho đoàn viên thanh niên học sinh bước vào chọn nghề
phù hợp với sự phân công lao động xã hội.
Mặt khác Đoàn phối hợp với các ngành chức năng nghiên cứu xem xét việc
tuyển dụng lao động, tạo điều kiện cho các ngành bố trí sắp xếp sử dụng lực lượng
lao động trẻ hợp lý. Đoàn đã kịp thời động viên một lực lượng thanh niên khá lớn
tình nguyện tham gia lao động trên các công trình như mở đường giao thông, làm
thuỷ lợi, khai thác tài nguyên… vừa giải quyết được việc làm cho thanh niên, vừa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, kinh tế của tỉnh và tổ chức Đoàn thực sự làm
đúng chức năng là người đại diện quyền làm chủ của thanh niên, tạo điều kiện
cho thanh niên học tập, lao động, cống hiến và trưởng thành.
Xung kích đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội, tuổi trẻ các dân tộc Sơn La luôn luôn sẵn sàng lên
đường làm nghĩa vụ quân sự. Hàng năm đều đạt hoặc vượt chỉ thiêu khám tuyển. Ngày
giao quân thực sự là ngày hội của tuổi trẻ.
Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và thực
hiện việc đăng ký quân dự bị, nhằm giáo dục ý thức quốc phòng cho đông đảo đoàn
viên thanh niên, khơi dậy ý chí quật cường, tinh thần hi sinh, sẵn sàng đi bất
cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần. Ngày 22/12 hàng năm đã trở thành ngày
hội "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc". Nhiều hoạt động mang tính giáo
dục truyền thống đã được các cơ sở Đoàn phối hợp với lực lượng vũ trang tổ
chức, thu hút đông đảo đoàn viên và thanh niên cùng tham gia, động viên thanh
niên các dân tộc không ngừng nâng cao cảnh giác, bảo vệ vững chắc biên giới thiêng
liêng của Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn. Những đoàn
viên thanh niên được cử sang đất bạn làm nhiệm vụ đều nỗ lực vượt qua nhiều khó
khăn trong đời sống. Mặc dùng phải sống xa quê hương, trong điều kiện khí hậu
khắc nghiệt của Bắc Lào, phải rèn luyện, khắc phục và tập làm quyen với nhiều tập
tục của nhân dân trước bạn… Song tuổi trẻ Sơn La với những phẩm chất cách mạng đã
được rèn luyện và thử thách, đã không ngừng phấn đấu trưởng thành về mọi mặt,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thắt chặt tình đoàn kết gắn bó,
keo sơn giữa nhân dân hai dân tộc Việt - Lào.
Từ năm 1982, thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Nội vụ và thực hiện chỉ thị 35 của Thường vụ tỉnh uỷ, các
cơ sở Đoàn đã phối hợp với lực lượng công an triển khai công tác phối hợp hoạt động
trong việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mối quan hệ phối
hợp giữa 3 lực lượng, bao gồm thanh niên, công an, quân đội được tăng cường, góp
phần phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực, bảo vệ an toàn tài sản
XHCN và tài sản công dân, trấn áp có hiệu quả bọn gây rối và những phần tử xấu đối
với cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc.
Thông qua các phong trào hành động cách mạng, tổ chức của Đoàn không
ngừng được củng cố và phát triển. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ tư, các chỉ thị 02, 03 của BBT Trung ương Đoàn, Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần
thứ IV đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc tổ chức, tập hợp trên 10 vạn
đoàn viên và thanh niên các dân tộc Sơn La trong đội hình lớn của chủ nghĩa xã
hội.
Trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn, cũng như mọi mặt công tác khác,
thường xuyên có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng. Trong chỉ thị về
việc tăng cường lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt cuộc vận động
"xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh và phát thẻ đoàn viên" số
03-TC/TW ngày 10.5.1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Các cấp uỷ
Đảng phải coi việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên là trách nhiệm của mình, thường
xuyên chăm lo kiện toàn tổ chức Đoàn, kiện toàn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của
Đoàn; chăm lo giáo dục đoaà viên và thế hệ trẻ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa để
Đoàn làm tốt chức năng đội hậu bị tin cậy của Đảng…".
Trước đó nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Đoàn, trong
thông tri về việc lãnh đạo công tác Đoàn thanh niên… Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn
La cũng nhấn mạnh: "Tăng cường một bước về công tác lãnh đạo xây dựng,
củng cố tổ chức Đoàn, làm cho Đoàn thanh niên thật sự vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, biết chủ động trong công tác, các cấp ủy cần quan tâm, gắn
công tác xây dựng Đoàn thanh niên với công tác xây dựng Đảng, thường xuyên bổ
sung cán bộ tốt cho Đoàn thanh niên, nhất là cơ sở…".
Thông qua cuộc vận động "Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh
và phát thẻ đoàn viên" các cơ sở Đoàn đã kiểm tra đánh giá tình hình tổ
chức của Đoàn và chất lượng đoàn viên. Qua phân loại, trong 2085 cơ sở Đoàn
toàn tỉnh có 5% cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh, 63,4% cơ sở khá, số còn lại
thuộc loại yếu kém. Từ đó các cơ sở Đoàn đã chỉ đạo từng đoàn viên, từng chi
đoàn, đoàn cơ sở, thông qua các đợt hành động cách mạng, liên hệ kiểm điểm đánh
giá sự tiến bộ dựa trên 5 tư cách đoàn viên và 5 nhiệm vụ của Đoàn cơ sở. Chỉ
đạo các cơ sở Đoàn yếu kém tiến hành Đại hội, kiện toàn lại bộ máy.
Thực hiện chủ trương "ở đâu có thanh niên ở đó có tổ chức
Đoàn", các cơ sở trắng đã từng bước được xóa bỏ. Trong 3 năm các cơ sở
Đoàn đã bồi dưỡng, kết nạp được 14.556 đoàn viên mới và tiến hành trao thẻ cho
gần 2 vạn đoàn viên. Những cơ sở được xét chọn trao thẻ đều có từ 80 - 90% đoàn
viên đủ tư chách nhận thẻ. Nhiều chi đoàn, đoàn cơ sở đạt 100%.
Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng được đẩy mạnh. Tổ chức Đội
được củng cố và phát triển. Hội đồng phụ trách Đội được thành lập ở cấp tỉnh và
6/14 đơn vị trực thuộc, góp phần chỉ đạo kịp thời hoạt động của Đội thiếu niên
tiền phong và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh. Bên cạnh các phong trào ngày càng phát
triển đi vào chiều sâu như phong trào "Trần Quốc Toản", "Phong trào
kế hoạch nhỏ"… nhiều cơ sở đã phát động phong trào xây dựng chi đội mạnh
và thực hiện tốt cuộc vận động "tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng
trong trường học". Cơ sở Đội ngày càng mở rộng, thu hút đông đảo các em
trong độ tuổi vào sinh haotj đội, 22.566 đội viên mới đã được kết nạp, chiếm
gần một nửa số đội viên đang sinh hoạt Đội.
III. ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN
TỈNH LẦN THỨ V TUỔI TRẺ CÁC DÂN TỘC SƠN LA XUNG KÍCH SÁNG TẠO XÂY DỰNG CUỘC
SỐNG MỚI
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đã đề ra những nhiệm vụ nhằm lãnh
đạo nhân dân các dân tộc Sơn La, kiên trì đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa,
nỗ lực vượt qua thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần
thứ V của Đảng.
Trong những tháng đầu năm 1983, cơ sở Đoàn đã sôi nổi nghiên cứu
quán triệt các Nghị quyết của Đảng, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của
tuổi trẻ.
Tháng 9 năm 1983, sau khi hoàn thành Đại hội Đoàn các cấp, được sự
đồng ý của BBT Trung ương Đoàn và Ban Thường vụ tỉnh ủy, Đại hội Đại biểu Đoàn
toàn tỉnh lần thứ V đã được tiến hành tại thị xã Sơn La. Gần 400 đại biểu thay
mặt cho 47.000 đoàn viên và trên 5 vạn thanh niên các dân tộc trong tỉnh về dự
Đại hội. Đồng chí Hoàng Nó - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các
đồng chí trong thường vụ tỉnh ủy, đại diện các ban, ngành trong tỉnh đã đến dự.
Đại hội đã đánh giá những đóng góp xứng đáng của đoàn viên thanh
niên các dân tộc trong tỉnh trong phong trào "Ba xung kích làm chủ tập
thể", thể hiện bằng 5 chương trình hành động cách mạng, góp phần khẳng
định vai trò và vị trí của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên trong việc
thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của Đảng, đồng thời chỉ ra những mặt thiếu
sót còn tồn tại, làm hạn chế khả năng cống hiến và sự trưởng thành của tổ chức
Đoàn và của Đoàn viên thanh niên. Phương thức hoạt động của Đoàn chưa phù hợp
với đặc điểm tâm lý thanh niên từng dân tộc, từng vùng và trình độ của từng đối
tượng. Tổ chức Đoàn thực sự chưa có sức thuyết phục; chưa trở thành hạt nhân
đoàn kết, tập hợp thanh niên. Tỷ lệ đoàn viên mới chiếm 47% tổng số thanh niên.
Ở vùng cao, biên giới, nơi xa huyện lỵ, tỷ lệ đoàn viên chỉ chiếm 25 - 27% tổng
số thanh niên. Số đông thanh niên ở độ tuổi 15 - 18 còn đứng ngoài tổ chức của
Đoàn. Công tác chỉ đạo chưa sát cơ sở. Các chủ trương công tác thường vẫn nằm
đọng ở cấp huyện, việc triển khai đến đoàn viên, thanh niên còn gặp nhiều hạn
chế. Tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở chưa biết chủ động công tác. Nhất là ở vùng
cao, biên giới, có nơi không hoạt động. Ở một số nơi tổ chức Đoàn cơ sở chỉ tồn
tại trên hình thức.
Đại hội đã quyết định phương hướng nhiệm vụ của tổ chức Đoàn và
phong trào thanh niên Sơn La trong những năm 1983 - 1985 là động viên tuổi trẻ
các dân tộc trong tỉnh "quyết tâm tiến quân vào thời kỳ mới thực hiện trọn
vẹn hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, với khẩu hiệu hành động
"phát huy quyền làm chủ tập thể, xung kích, sáng tạo xây dựng Sơn La giàu
đẹp, bảo vệ vững chắc miền Tây tổ quốc"… nhanh chóng tạo ra sự chuyển biến
ở cơ sở, nâng cao chất lượng đoàn viên, đẩy mạnh tốc độ trao thẻ đoàn viên đảm
bảo chất lượng, đoàn kết tập hợp thanh niên, chăm lo giáo dục thiếu niên nhi
đồng. Cải tiến và nâng cao hơn nữa công tác chỉ đạo các cấp bộ Đoàn theo hướng
tập trung cho cơ sở, thiết thực, cụ thể, đạt hiệu quả cao".
Đại hội đã bầu 47 đồng chí vào BCH tỉnh đoàn khóa V. Thường vụ tỉnh
đoàn có các đồng chí: Đinh Thị Nính, Vàng Nhìa Lừ, Nguyễn Tuấn Thông, Nguyễn
Xuân Huy, Nguyễn Thái Hải, Phạm Thị Hải, Phạm Tất An, Trần Hải Đăng, Hà Văn
Mận, Vi Minh Đoàn, Lương Thị Tắc, Quàng Văn Tích. Tháng 12 năm 1985 các đồng
chí Nguyễn Tiến Thành, Bùi Phương Lan được bổ sung vào Ban Thường vụ.
BCH tỉnh đoàn khóa V đã bầu đồng chí Đỗ Ngọc Nhuận làm Bí thư tỉnh
đoàn. Tháng 3 năm 1985 đồng chí Vi Minh Đô được chỉ định thay đồng chí Đỗ Ngọc
Nhuận. Tháng 12 năm 1986 đồng chí Hoàng Dung được cử thay đồng chí Vi Minh Đô.
Những năm 1983 - 1985, đất nước đứng trước những thử thách không dễ
vượt qua. Sự phá hoại nhiều mặt của các lực lượng thù địch, tệ quan liêu bao
cấp… làm cho tình hình kinh tế - xã hội trở nên khó khăn, phức tạp. Một bộ phận
cán bộ, nhân dân trong đó có không ít đoàn viên thanh niên các dân tộc trong
tỉnh có biểu hiện mất lòng tin. Nhiều cơ sở lúng túng, không tìm ra lối thoát
khỏi tình hình bế tắc.
|
|
Ảnh đồng chí Đỗ Văn Ân, Bí thư tỉnh ủy gặp gỡ…
|
|
Nhưng với bản chất luôn tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ
các dân tộc Sơn La đã nỗ lực vượt bậc góp phần hoàn thành những nhiệm vụ cách
mạng. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ ba được Đại hội lần thứ
VII của tỉnh Đoảng bộ xác định đã được các cơ sở Đoàn và đoàn viên thanh niên
trong tỉnh quán triệt, biến thành chương trình hành động cách mạng của Đoàn,
xung kích và sáng tạo, đi đầu thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra với các chỉ
tiêu cụ thể trên các lĩnh vực, như trong nông nghiệp thanh niên đã làm mới hơn
600 mương phai dẫn nước, với khối lượng đào đắp 120 ngàn m3 đất đá,
đảm nhận 500 ha ruộng tăng sản. Trong lâm nghiệp đó là các "đồi cây ơn
Bác", "rừng cây thanh niên". Thanh niên các dân tộc trong tỉnh
còn nêu khẩu hiệu: "Đã là đoàn viên thanh niên không đốt phá rừng bừa
bãi!". Thanh niên trong các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông
vận tải… đã hăng hái đăng ký "tình nguyện vượt mức kế hoạch", tham
gia "luyện tay nghề thi thợ giỏi"… Hàng năm có 12 ngàn lượt đoàn viên
và thanh niên tham gia các phong trào Đoàn viên và thanh niên ở các cơ sở còn
đảm nhận 728 công trình thanh niên mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời có tác
dụng giáo dục nhiều mặt.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La đặc biệt coi trọng công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, làm cho đoàn viên và thanh niên nhận thức đúng tình
hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, từ đó có hành động đúng. Năm
1984, công tác giáo dục truyền thống được chú trọng.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh
đoàn tổ chức đợt sinh hoạt "hành quân theo bước chân những người anh
hùng" cuốn hút 93.000 lượt đoàn viên và thanh niên tham gia. Cuộc hành
quân được chia ra làm 2 bước. Bước 1 mang chủ đề "Chào mừng 30 năm chiến
thắng Điện Biên Phủ". Nhiều cơ sở Đoàn đã phối hợp với chính quyền, các
ngành tổ chức cho đoàn viên thanh niên đến tham quan tại chiến trường Điện Biên
Phủ. Bước thứ hai của cuộc hành quan được mang tên Bác Hồ kính yêu. Rút kinh
nghiệm đợt 1, nhiều cơ sở Đoàn đã hướng những hoạt động của cuộc hành quân vào
việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của địa phương, đơn vị. Các công trình do
thanh niên đảm nhận đều có tác dụng tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, đáp
ứng yêu cầu bức thiết của cơ sở.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên,
ngày 01 tháng 7 năm 1985, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị
quyết số 26-NQ/TW đánh giá cao sự đóng góp của tuổi trẻ và tổ chức Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh đồng thời chỉ ra những mặt yếu của công tác Đoàn và phong trào thanh
niên chưa theo kịp tình hình và nhiệm vụ mới.
Bộ Chính trị đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh niên và
phương pháp vận động thanh niên trong tình hình mới, phải "tăng cường sự
lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng nâng cao trách nhiệm của hệ thống
chuyên chính vô sản đối với công tác thanh niên " và "thông qua lao
động, chiến đấu, học tập và hoạt động xã hội" mà đào tạo, bồi dưỡng thế hệ
trẻ nước ta thành lớp người mới xã hội chủ nghĩa, kế tục trung thành và xuất
sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc".
Nghị quyết của Bộ Chính trị "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên" là một bước khẳng định công tác thanh niên là
một bộ phận quan trọng của chiến lược kinh tế - xã hội. Đảng coi vận động thanh
niên là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo sự kế tục và phát triển
không ngừng của sự nghiệp cách mạng, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi
sáng của dân tộc. Do đó công tác thanh niên cần được coi trọng chương trình
công tác thường xuyên, định kỳ thời gian xem xét, kiểm tra, đôn đốc công tác
vận động thanh niên.
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Đảng là nhân tố đảm
bảo sự phát triển của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên. Ngược lại bám sát
sự lãnh đạo của Đảng tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên được trưởng thành
nhanh chóng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, không ngừng vươn lên khẳng định
vai trò và vị trí của mình trong sự nghiệp của toàn dân.
Thời kỳ 1976 - 1985 có những vấn đề đặt ra đối với một đất nước vừa
bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc và vẫn ở trong tình trạng vừa có hòa
bình vừa phải đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù phá hoại ta về mọi mặt những
khó khăn do thiên nhiên gây ra và sự yếu kém về mặt quản lý, tệ quan liêu bao
cấp… Nhưng tuổi trẻ các dân tộc Sơn La với những phẩm chất cách mạng vốn có,
được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa phương đã không ngừng vươn lên về
mọi mặt làm tròn nhiệm vụ là lực lượng xung kích, luôn đi đầu thực hiện thắng
lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong
tỉnh vượt qua mọi thử thách, từng bước xây dựng Sơn La trở thành một tỉnh phát
triển về kinh tế, ổn định về chính trị. Vai trò và vị trí của tổ chức Đoàn
không ngừng được khẳng định trong hệ thống chính trị của Đảng, trở thành hạt nhân
đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc, cùng vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch
sử là những người đi hàng đầu xây dựng nền móng cho một xã hội mới, xã hội chủ
nghĩa.