Chương III

THANH NIÊN SƠN LA ĐI ĐẦU TRONG SỰ NGHIỆP KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG MỚI.

(1955 - 1962)

THANH NIÊN SƠN LA ĐI ĐẦU TRONG SỰ NGHIỆP KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG MỚI.

(1955 - 1962)

          I-NỖ LỰC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, RA SỨC KHÔI PHỤC KINH TẾ, PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN.

          Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ và nhân dân các dân tộc Sơn La tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, ổn định đời sống, giữ vững an ninh chính trị - xã hội.

          Ngày 7 - 5 - 1955, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng để tăng cường tỉnh đoàn kết giữa các dân tộc, nêu cao tinh thần tự chủ xây dựng khu Tây Bắc ngày một phát triển, khu tự trị Thái - Mèo được thành lập, gồm 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và các huyện Văn Chấn, Than Uyên (Yên Bái), Phong Thổ ( Lào Cai). Mường La trở thành thủ phủ của khu tự trị.

          Tháng 6 - 1965, BCH Đảng bộ khu tự trị Thái - Mèo họp và ra quyết định vạch rõ nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân trong tình hình mới là: "Tăng cường đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp nhân dân trong khu để ra sức khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá, đồng thời tích cực giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ các dân tộc, củng cố tổ chức… góp phần củng cố miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà".

          Thực hiện quyết tâm của Đảng bộ, sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp: xã, châu, khu thắng lợi, công tác tổ chức, xây dựng các đoàn thể quần chúng được tăng cường. Tổ chức Đoàn ở Sơn La (bao gồm ở các Châu, xã, cơ quan, trường học…) từng bước được củng cố và mở rộng. Từ một số ban đại biểu thanh niên ở các xã thuộc châu Mường La và 7 tổ công tác thanh niên ở Mộc Châu, đến tháng 6 - 1955 theo chủ trương của ban cán sự, lần lượt các châu ở Sơn La đã thành lập các ban đại biểu thanh niên.

          Tổ chức cơ sở Đoàn phát triển là một bước tiến trong quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức đoàn. Mặc dù trình độ còn hạn chế nhưng các ban đại biểu thật sự đã có tác dụng tập hợp, đoàn kết các tầng lớp thanh niên, động viên, lôi cuố họ thực hiện những nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, góp phần giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho thanh niên, chuẩn bị những bước cơ bản tiến tới thành lập chi đoàn thanh niên ở cơ sở.

          Trong quá trình đó tổ chức đoàn cấp châu cũng từng bước được kiện toàn. Tháng 7 - 1955, khu tự trị tổ chức hội nghị cán bộ đoàn các châu. Sau hội nghị hầu hết các châu ở Sơn La đã có cán bộ đoàn chuyên trách.

          Cùng thời gian, một sự kiện chính trị có tác dụng sâu sắc đến quá trình củng cố và phát triển tổ chức đoàn. Ngày 9 - 10 - 1955, theo đề nghị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra nghị quyết cho phép đổi tên Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

          Đoàn đổi tên là một cuộc vận động chính trị lớn trong thanh niên. Các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã tổ chức cho đoàn viên và thanh niên học tập nghị quyết đổi tên Đoàn, tiêu chuẩn đoàn viên thanh niên lao động, dự thảo điều lệ Đoàn… Đội ngũ cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên thông qua học tập từng bước được nâng cao về nhận thức và tư tưởng. Tổ chức Đoàn được củng cố, ngày càng thể hiện rõ vai trò của một tổ chức quần chúng trung kiên gần Đảng, luôn đi đầu thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

          Những năm đầu sau khi hoàn toàn được giải phóng, hậu quả chiến tranh chưa được khắc phục, thời tiết lại diễn biến không thuận lợi, mùa màng liên tiếp bị thất thu. Nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, kịp thời cứu đói đặt ra hết sức cấp thiết. Các cơ sở Đoàn thanh niên ở Sơn La nhận rõ vai trò của mình, đã tích cực tham gia mọi hoạt động giúp đỡ đồng bào các dân tộc vượt qua các nạn đói. Tổ chức Đoàn ở nhiều địa phương đã lập các đội thanh niên xung phong đảm nhận nhiệm vụ sản xuất lương thực khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích, ra sức làm thuỷ lợi, sửa sang và làm mới hệ thống mương phai, cải tiến công cụ và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, phát triển các ngành nghề truyền thống, vận động nhân dân và gia đình thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu… Các đội thanh niên xung phong ở Mường La, Mộc Châu… thường xuyên đi đầu trong các phong trào làm thuỷ lợi, làm cỏ ủ phân, chống thú rừng và diệt trừ sâu bệnh và bảo vệ mùa màng. Đi đôi với nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, khắc phục tình trạng đói kém, một yêu cầu cấp thiết với tuổi trẻ Sơn La là phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quê hương. Các cơ sở Đoàn thanh niên trong tỉnh đã động viên và lôi cuốn đông đảo đoàn viên thanh niên các dân tộc đi đầu trong phong trào bình dân học vụ, xoá mù, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như trường học, trạm y tế, đường giao thông; phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh, bỏ tập tục mê tín, lạc hậu: tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật chống lại sự dụ dỗ cưỡng ép đồng bào di cư sang Lào của bạo phản động bảo vệ vững chắc vùng cao biên giới.

          Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, trường, lớp còn hết sức nghèo nàn, đông đảo đoàn viên, thanh niên đã tham gia phong trào tự học tập, tích cực xoá nạn mù chữ. Thanh niên tự dạy nhau và dạy cho đồng bào biết chữ. Những thanh niên biết chữ xung phong làm giáo viên. Phong trào học tập diễn ra sôi nổi, nhất là vùng tập trung đông dân cư, ở huyện lỵ, tỉnh lỵ. Một nét đẹp thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau để mọi người được học chữ là tổ chức đoàn thanh niên ở cơ sở đã cấp giấy bút, tài liệu…cho những thanh niên nghèo, động viên khích lệ anh chị em tích cực tham gia học tập tạo điều kiện học tập văn hoá, học tập về tính chất, nhiệm vụ của tổ chức đoàn, được giáo dục về quan hệ nam nữ, hôn nhân gia đình…

          Từ ngày 25 - 10 đến ngày 4 - 11 - 1956. Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ II được tiến hành tại thủ đô Hà Nội.

          Đại hội đánh giá cao những cống hiến to lớn của Đoàn và phong trào thanh niên trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp và những năm đầu xây dựng hoà bình. Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ chung của Đoàn trong nhiệm vụ cách mạng mới là: "Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên đem hết sức lực và trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà".

          Đại hội vô cùng vinh dự và phấn khởi được Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước đến thăm. Bác ân cần căn dặn đoàn viên thanh niên phải gương mẫu thì Đoàn mới được củng cố và phát triển.

          Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II  thành công mang đén niềm tin và động lực mới cho thế hệ trẻ cả nước, cũng như thanh niên các dân tộc Sơn La, tạo đà phấn khởi để tuổi trẻ vươn lên mạnh mẽ, tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng xây dựng củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh, xứng đáng là cánh tay đắc lực và là đội hậu bị tin cậy của Đảng.

          Ở Sơn La, cũng như ở các châu trong khu tự trị Thái - Mèo, đến cuối năm 1956, các cơ sở có tổ chức Đoàn đã hoàn thành việc đổi tên Đoàn, thực hiện bước củng cố quan trọng về tổ chức, góp phần tăng cường chất lượng đoàn viên, có tác dụng giáo dục lớn, làm cho thanh niên các dân tộc tha thiết với tổ chức đoàn, hăng hái phấn đấu ra nhập đoàn. Các cấp đã tiến hành đại hội Đoàn bầu ban chấp hành. Ban lãnh đạo Đoàn ở các châu cũng được củng cố.

          Để đẩy mạnh và phát triển công tác đoàn và phong trào thanh niên trong toàn khu, theo đề nghị của Ban cán sự thanh niên khu tự trị Thái - Mèo, ngày 17 - 1 - 1957, Ba Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã ra quyết định thành lập BCH Đoàn Thanh niên Lao động khu gồm 9 đồng chí. Đồng chí Hoàng Tinh được chỉ định làm bí thư. Tham gia ban thường vụ có các đồng chí: Hoàng tinh, Trần Bách, Lương Sơn.

          Cùng với việc kiện toàn về tổ chức, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ Đoàn thường xuyên được coi trọng. Tháng 8 - 1957, khu Đoàn đã tổ chức hội nghị học tập, bồi dưỡng cho cán bộ khu đoàn và liên chi Đoàn về công tác thanh vận. Khu uỷ và ban cán sự Đảng các châu đã cử một số cán bộ Đoàn dự lớp huấn luyện chính trị do trường Đảng của khu tổ chức. Sau khoá học, nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đoàn, các cơ sở Đoàn đã đề xuất với Đảng một số vấn đề về công tác lãnh đạo thanh niên, về kết nạp đoàn viên, về học tập nâng cao trình độ để Đoàn thanh niên vươn lên đảm đương được trách nhiệm, hoàn thành vai trò xung kích trên mọi lĩnh vực.

          Công tác phát triển đoàn viên ngày càng tiến bộ rõ rệt. Năm 1957 tỉ lệ đoàn viên trong các chi đoàn ở nông thôn và trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học ở Sơn La đã chiếm 25 - 30% tổng số thanh niên.

          Vai trò của tổ chức Đoàn càng được phát huy trong mọi mặt, sản xuất cũng như đời sống. Năm 1957 là năm cuối của kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, khu uỷ và uỷ ban hành chính khu đã đề ra nhiệm vụ… Ra sức sản xuất lương thực… hướng chính là tăng vụ, tăng năng xuất, phát triển ruộng 2 vụ… hạn chế phát nương rẫy, phát triển định canh ruộng nương (ở vùng cao), phát triển khai phá ruộng bậc thang v.v… Các cơ sở Đoàn thanh niên ở Sơn La gương mẫu động viên lôi cuốn đoàn viên, thanh niên  đẩy mạnh sản xuất, mặt khác đã đi sâu tuyên truyền, giải thích rõ chủ trương của khu uỷ, cũng như phổ biến một số phương thức sản xuất mới như cải tiến kỹ thuật, cày bừa, làm cỏ, ủ phân v.v…. Đoàn viên, thanh niên châu Mường La còn đi đầu gánh nước chống hạn cho lúa. Đoàn viên thanh niên Mộc Châu kịp thời phối hợp với nhân dân hưởng ứng chiến dịch tiêu diệt châu chấu, sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

          Phong trào học tập văn hoá, xoá nạn mù chữ được duy trì và phát triển đều khắp trong thanh niên các dân tộc Sơn La. Nhiều xã ở Mộc Châu có tới 80% thanh niên biết chữ.

          Trong 3 năm thực hiện công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của khu Uỷ, khu ĐOàn, các cơ sở Đoàn ở Sơn La đã góp phần công sức đáng kể vào sự ổn định kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, bảo tồn và xây dựng truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc, tham gia bảo vệ trật tự trị an… Tổ chức Đoàn thanh niên Sơn La đã trở thành chỗ dựa tin cậy và là lực lượng chính trị đông đảo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ trên quê hương, tạo đà cho thanh niên các dân tộc Sơn La phấn khởi bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 1958 - 1960.

          II-THANH NIÊN SƠN LA HĂNG HÁI ĐI ĐẦU TRONG CÔNG CUỘC CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

          Trải qua 3 năm khôi phục, nền kinh tế và xã hội Sơn La đã tạo được những tiền đề cần thiết. Nhưng vãn còn không ít những vấn đề đặt ra gây trở ngại cho bước phát triển của địa phương sau chiến tranh. Nền kinh tế quá nghèo nàn, lạc hậu, tư tưởng bảo thủ, sự phá hoại của biệt kích, thổ phỉ… làm cho tình hình thêm phức tạp. Ổn định đời sống, đưa nhân dân các dân tộc đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là mối quan tâm hàng đầu của cấp uỷ Đảng địa phương.

          Từ năm 1959, Sơn La tiến hành thực hiện thí điểm hợp tác hoá nông nghiệp, kết hợp cuộc vận động cải cách dân chủ. Tổ chức Đoàn thanh niên ở các châu đã kêu gọi đoàn viên thanh niên đi đầu thực hiện các phong trào này. Ở nhiều địa phương thanh niên đã đấu tranh chống lại việc xưng đón vua. Đoàn viên thanh niên ở các cơ sở đã có nhiều sáng kiến tổ chức lực lượng xung kích, tuyên truyền, vận động và thuyết phục các hộ gia đình nông dân tham gia tổ đổi công và hợp tác xã. Năm 1958 nhiều đoàn viên thanh niên đã hăng hái tham gia tổ đổi công. Bước sang năm 1959, khi thí điểm xây dựng hợp tác xã, ở nhiều châu, đoàn viên thanh niên đã xin lập hợp tác xã, như ở Mai Sơn, Thuận Châu, Mộc Châu. Đoàn viên thanh niên trong các tổ đổi công và hợp tác xã đã phát huy được vai trò tích cực của tuổi trẻ. Ở xã Gia Phù (Phù Yên), 11 đoàn viên thanh niên đã tham gia ban quản trị hợp tác xã, trong đó có 4 nữ đoàn viên. Ở Yên Châu và nhiều nơi khác, thanh  niên đi đầu trong việc vận động gia đình và hợp tác xã. Phong trào tổ đổi công và hợp tác xã ngày càng tiến triển một cách mạnh mẽ, có chiều sâu mang tính tự nguyện, tự giác cao. Hiện tượng số thanh niên tham gia tổ đổi công và hợp tác xã ở một số nơi yếu và thiếu tinh thần trách nhiệm được khắc phục.

          Cùng với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, công tác nghĩa vụ quân sự cũng được triển khai. Năm 1958 ở Sơn La 4 châu: Phù Yên, Mường La, Mai Sơn và Thuận Châu được  chọn làm thí điểm công tác nghĩa vụ quân sự.

          Trong đợt 1, ở châu Phù Yên hơn 90% có nới 100% thanh niên đã tham gia học tập và đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự, 86% thanh niên đã được khám sức khoẻ, trong đó 116 thanh niên đã được gia nhập quân đội thường trực.Ở Thuận Châu, 101 thanh niên đã xung phong lên đường nhập ngũ. Ở Mai Sơn, 99,8% thanh niên đã đăng ký và 63 thanh niên trúng tuyển. Châu Mường La, 469 thanh niên xung phong gia nhập quân đội thường trực, trong khi chỉ tiêu được tuyển là 125 người.

          Sáu tháng đầu năm 1959, ở tất cả các châu thuộc Sơn La thanh niên đã căn bản hoàn thành đợt vận động học tập và thi hành luật nghĩa vụ quân sự. Nhận thức của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào Mông về nghĩa vụ quân sự của thanh niên được nâng cao, thấy rõ đó là nhiệm vụ của toàn dân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Nhiều gia đình đã hăng hái động viên con em thực hiện nghĩa vụ. Ở Mộc Châu, thanh niên đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự vượt mức kế hoạch trên giao. Ở Yên Châu, năm 1959 có 120 thanh niên xung phong vào bộ đội và đội thanh niên xung phong. Nhiều đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã tình nguyện sang giúp nước bạn Lào. Từ năm 1959 đến 1962 hàng trăm thanh niên Sơn La đã bí mật sang sát cánh chiến đấu và công tác cùng thanh niên Lào (lúc đó việc giúp đỡ bạn chưa được công khai).

          Bước vào thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế xã hội, hoạt động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La có nhiều chuyển biến thiết thực. Năm 1958, đoàn viên thanh niên khu tự trị chủ trương thực hiện phong trào 3 tốt: Công tác tốt, học tập tốt, rèn luyện thân thể tốt. Thi đua thực hiện 3 tốt thật sự là một cuộc vận động có tính quần chúng rộng rãi trong thanh niên các dân tộc ở Sơn La. Nhiều chi đoàn thanh niên nông thôn, cơ quan, trường học, công trường, đơn vị quân đội đã sôi nổi thảo luận vấn đề 3 tốt, làm rõ thế nào là tốt - xấu, đồng thời đăng ký thi đua thực hiện 3 tốt. Hàng loạt các tổ chủ lực, tổ đội kích ở các châu được thành lập, tăng cường xuống các cơ sở để lao động sản xuất, làm thêm giờ, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch; đẩy mạnh phong trào học văn hoá, phát triển rộng rãi các hoạt động thể dục thể thao, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Các môn thể thao dân tộc như chạy, kéo co… phát triển rộng khắp diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

          Phong trào 3 tốt luôn hướng vào công tác trọng tâm của địa phương là phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức đoàn thanh niên Sơn La thường xuyên động viên đoàn viên thanh niên đi đầu trên mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất lương thực, tăng năng xuất, tăng vụ; không sợ nguy hiểm tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang phục hoá, tăng diện tích trồng trọt. Thanh niên nông thôn là những người đi đầu trong việc áp dụng rộng rãi những biện pháp kỹ thuật canh tác mới như cày bừa, làm cỏ bằng cào cỏ Nghệ An, dùng phân bón ruộng. Thanh niên Mường La, Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Thuận Châu, Mai Sơn… đã đi đầu vận động đồng bào các dân tộc bỏ những tập tục và những dụng cụ canh tác lạc hậu, tận tình và kiên trì giải thích tác dụng tốt của những dụng cụ tiên tiến. Số nông cụ như bừa ruộng và cào cỏ kiểu Nghệ An được thanh niên và người nông dân sử dụng lên tới hàng ngàn chiến. Phân bón được sử dụng ngày càng rộng. Thanh niên ở Mai Sơn đã tận dụng triệt để nguồn phân bón gia súc bón cho cây trồng. Riêng năm 1958, thanh niên Mộc Châu đã bón cho lúa 15.673 gánh phân.

          Thi đua thực hiện 3 tốt, các cơ sở Đoàn ở Sơn La đã không ngừng coi trọng công tác tổ chức và lãnh đạo. Quán triệt phương châm của khu Đoàn là "Củng cố đi đôi với phát triển, phát triển đến đâu, củng cố đến đấy", một số chi đoàn mới đã được thành lập ở Sông Mã, Mộc Châu và Thuận Châu. Liên chi đoàn trường sư phạm Sơn La được thành lập đồng thời tách một số chi đoàn ở thị trấn Mường La. Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đoàn được coi trọng. Cán bộ chi đoàn xã được cử lên châu tham gia những lớp tập luyện cơ bản về vấn đề tiến lên xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, về nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn mới, về 3 nguyên tắc của tổ đội công và hợp tác xã. Ở Thuận Châu 80 trên tổng số 90 cán bộ đoàn đã được đào tạo qua các lớp huấn luyện ở châu. Châu Quỳnh Nhai còn tổ chức kiểm tra tư tưởng đoàn viên, nhằm nâng cao tư cách đoàn viên.

          Bước vào năm 1959, năm bản lề của kế hoạch 3 năm 1958 - 1960, thực hiện quyết tâm của khu Uỷ, phấn đấu tự túc về lương thực, ra sức phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương… đẩy mạnh phong trào 3 tốt, thanh niên Sơn La trong các cơ quan, trường học, ở các làng, bản đi đầu trong lao động sản xuất, nâng cao ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, ý thức quốc phòng, tinh thần cảnh giác cách mạng, góp phần làm chuyển biến tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh.

          Ngày 7 - 5 - 1959, nhân dân các dân tộc Sơn La có vinh dự được thay mặt nhân dân các dân tộc trong khu đón Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm và làm việc tại Tây Bắc. Bác đã đi thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ, chiến sỹ ở Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu và nông trường quân đội Mộc Châu. Sau khi biểu dương những thành tích của nhân dân các dân tộc trong khu qua những năm kháng chiến và thời kỳ đầu khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất ổn định đời sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những nhiệm vụ cho cán bộ đảng viên và đoàn viên thanh niên trong khu là:

          "Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao trình độ giác nghộ xã hội chủ nghĩa, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, các cán bộ địa phương thuộc các dân tộc phải ra sức công tác, học tập văn hoá chính trị và nhiệm vụ, đoàn kết chặt chẽ, làm gương mẫu cho đồng bào… Các cháu thiếu nhi phải học tập tốt, lao động tốt, giữ kỷ luật tốt, vệ sinh tốt".

          Thực hiện lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế xã hội do khu uỷ đề ra, phong trào lao động xã hội chủ nghĩa được phát động rộng rãi trong cơ quan, trường học, nông thôn… với khẩu hiệu "Cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà", đoàn viên và thanh niên Sơn La đã hăng hái tham gia những ngày lao động xã hội chủ nghĩa để góp phần giải quyết những khó khăn của địa phương, gây quỹ đoàn, góp tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp, ở nông thôn thanh niên đẩy mạnh thực hiện 3 phong trào:

          - Phong trào hố phân 2 tấn

          - Phong trào cải tiến kỹ thuật

          - Phong trào mảnh ruộng xã hội chủ nghĩa

          Cùng với phong trào làm phân bón, trong đó có việc nâng dần năng xuất các hố ủ phân từ 2 tấn lên 3,4 tấn rồi 6 tấn, dẫn đến kết quả của phong trào tăng gấp 10 lần phong trào năm 1958, và phong trào cải tiến công cụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới, đoàn viên thanh niên ở các tổ đổi công và các hợp tác xã đã mạnh dạn làm ruộng thí nghiệm tăng sản (ruộng XHCN) ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới. Phong trào được phát triển ở các châu: Mai Sơn, Mường La, Phù Yên, Yên Châu. Trong 5 xã ở Mường La là Chiềng La, Chiêng Cơi, Chiềng Cọ, Chiềng Xôm, Chiềng Dong ruộng thí nghiệm tăng sản đều cho năng xuất gấp 1,5 đến 2 lần ruộng thường. Phân đoàn Bản Co Pục làm thí nghiệm gieo cấy trên 54m2 ruộng đã thu được 54kg thóc, trong khi đó ở các ruộng khác cùng diện tích chỉ thu được 33 kg. Tính ra năng xuất đạt gần 10 tấn trên 1ha. Phân đoàn Bản Kem (xã Chiềng La) cấy 57m2 lúa Choa 45kg thóc (trước đó chỉ đạt 25 kg thóc).

          Că cứ vào nhiệm vụ, chương trình công tác Đoàn thanh niên lao động khu, năm 1960, các cơ sở Đoàn ở Sơn La đã tổ chức nhiều đợt thi đua đẩy mạnh sản xuất lương thực. Tiêu biểu là các phong trào: "Vụ chiêm thắng lợi": Lấy mùa bùa chiếm đông xuân vượt bậc: "3 cao 2 giỏi" (giành năng xuất cao, tham gia phong trào hợp tác xã cao, trồng cây rừng cao). Phong trào kết nghĩa với Tây Nguyên bất khuất, đoàn kết thi đua giữa thanh niên cơ quan, trường học với thanh niên nông thôn trong chiến dịch "Phấn cờ Điện Biên tiến quân nhiều mặt" do khu Uỷ phát động. Phong trào làm phân bón ruộng tiếp tục được đẩy mạnh. Chỉ tiêu làm hố phân 2 tấn được nâng lên 5 tấn và cao nhất đạt tới 30 tấn, trong đó xuất hiện nhiều cá nhân đạt danh hiệu kiện tướng, như Lò Thị Lả, đốt đuốc 15 đêm làm được 6 tấn phân, Quàng Văn Hiên (Mường La) đạt 35 tấn. Nhiều nơi trước đây phong trào còn thấp đến nay đã xuất hiện hàng chục kiện tướng đạt từ 4 - 8 tấn. Lò Văn Chiến, bí thư chi đoàn xã Mường San (Mộc Châu) đạt kỷ lục cao nhất với 35 tấn các loại. Có hàng loạt tập thể chi đoàn kiện tướng xuất hiện, như chi đoàn Chiềng Cọ (Mường La), Huy Thượng (Phù Yên), Chiềng Ban (Mai Sơn)…

          Quyết tâm cải tạo đồng ruộng, thâm canh tăng năng xuất cây trồng, cùng với phong trào làm phân bón, hàng vạn thanh niên Sơn La đã đi đầu tham gia các chiến dịch thuỷ lợi với khẩu hiệu: "Phấn đấu vượt mức chỉ tiêu". Các cơ sở Đoàn ở các châu, xã, bản đã lập các đội thuỷ lợi. Những đội đột kích của thanh niên Mộc Châu, xung phong đảm nhận những đoạn mương phai khó nhất. Thanh niên Mường Khua (Mộc Châu) có sáng kiến chất củi đốt, sau đó xã nước phá đá khai mương. Thanh niên trên các công trình không kể mưa nắng đã nâng dần công xuất đào đắp đất đá từ 1,3 lên tới 15,3/ngày công.

        đoàn viên và thanh niên Sơn La còn đi đầu trong khai hoang, mở rộng diện tích, tăng vụ, một biện pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất lương thực. Đoàn thanh niên ở nhiều nơi đã lập các đội bảo vệ cây tròng đồng thời đi đầu áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như ngâm nước ủ thóc giống, cày sâu bừa kỹ. Đặc biệt trong chiến dịch "phất cờ Điện Biên" nhiều cơ sở Đoàn đã tự sản xuất xe cút kít, dùng trâu kéo, ngựa thồ để giải phóng đôi vai. Điển hình là chi đoàn Phiêng Ban (Mai Sơn) đã đóng hàng trăm xe cút kít, chi đoàn Muổi Nọi (Thuận Châu) làm hơn 50 chiếc. Hầu hết đoàn viên và thanh niên trong các hợp tác xã đã thay thế cày bừa cũ bằng cày 51.

Hưởng ứng tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, thực hiện chủ trương "làm cho Tổ quốc xanh tươi" của Trung ương Đoàn, đoàn viên và thanh niên Sơn La ở các cơ quan, công nông trường, trường học cũng như ở nông thong đã đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng, đồng thời tích cực bảo vệ rừng, vận đọng nhân dân không chặt hoặc phá rừng bừa bãi. Thanh niên đã lập những "khu rừng thanh niên" và "đường bóng cây ngàn dặm", đoàn viên thanh niên hợp tác xã Bản Hôm, chi đoàn Chiềng Cọ tròng được rừng cây thanh niên với 4000 cây ăn quả và 1300 cây phát tán.

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, năm 1960, phong trào hợp tác hoá ở nông thôn Sơn La đã có những bước tiến quan trọng. Ở vùng thấp đã căn bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp. Đi đôi với phong trào hợp tác hoá nông thôn, 100% hộ buôn bán nhỏ ở thị trán đã vào hợp tác xã mua bán. Phong trào tổ đổi công và hợp tác xã tiến mạnh cùng với các đợt vận động cải cách dân chủ, làm bộ mặt Sơn La có những thay đổi đáng kể. Trong công cuộc cải tại XHCN đoàn viên và thanh niên là lực lượng hăng hái nhất góp phần thắng lợi chung. Ở nhiều nơi, mặc dù còn thiếu cán bộ hướng dẫn, nhưng các gia đình vẫn đưa đơn lên ban nông thôn châu xin lập hợp tác xã (Thuận Châu, Mai Sơn). Có nơi như bản Nu Kít (Mai Sơn) các gia đình đoàn viên đã tự lập hợp tác xã, sau đó cử người lên Đoàn thanh niên châu xin điều lệ và thực hiện. Nhiều xã ở Yên Châu, thanh niên đã vận động, thuyết phục gia đình vào hợp tác xã. Những thanh niên thuộc các gi đình tầng lớp trên chưa được vào hợp tác xã, bày tỏ nguyện vọng bằng cách thoát ly gia đình để xin gia nhập hợp tác xã.

Vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên được phát huy. Hưởng ứng cuộc vận động của khu Đoàn "tranh thủ trở thành xã viên tốt", nhiều cơ sở Đoàn đã nêu cao tinh thần tự chủ, động viên lôi cuốn đoàn viên thanh niên đi đầu thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của hợp tác xã góp phần thâm canh, tăng năng xuất cây trồng, không so đo tính toán. Ở Phù Yên, nhiều cơ sở Đoàn tranh thủ làm phân ngoài giờ lao động, nữ thanh niên tham gia đi cày và cày giỏi không kém gì nam giới (một cong việc phụ nữ dân tộc trước đó chưa bao giờ tham gia).

Trong các ban quản trị hợp tác xã, thành phần thanh niên tham gia chiếm tỷ lệ ngày một cao, có nơi tới 2/3. Ngoài ra thanh niên còn đảm nhận những nhiệm vụ như kế toán, kỹ thuật, tổ trưởng, đội trưởng sản xuất.

Thanh niên Sơn La đã quán triệt nghị quyết 14 của Trung ương Đảng về công tác này là chi bộ Đảng lãnh đạo và chi Đoàn thanh niên trực tiếp, đi đầu thực hiện.

Hạn chế chủ yếu so với yêu cầu và nhiệm vụ của Đoàn thanh niên đối với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp là trình độ của đoàn viên thanh niên còn thấp, nên gặp khó khăn khi vận động, tuyên truyền; ý thức làm chủ của một bộ phận thanh niên chưa cao, còn ỷ lại vào ban quản trị hợp tác xã: ý thức bảo vệ của cong cũng như kỷ luật lao động còn kém. Nhiều cơ sở Đoàn chưa phát huy hết tác dụng trong tổ đổi công và hợp tác xã. Một số châu, cán bộ Đoàn chưa quán triệt nhiệm vụ cải tạo và xay dựng hợp tác xã với phát triển sản xuất nên phong trào chưa phát triển toàn diện.

Thời kỳ phát triển kinh tế xã hội 1958 - 1960, công tác Đoàn trong các cơ quan, trường học cũng như ở các cơ sở công, nông trường… có những bước phát triển. Bằng tinh thần khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến, cải tiến, nâng cao hiệu suất lao động trong nhiều cơ sở thanh niên đã dấy lên luồn gió thi đua lao động tiên tiến, xây dựng đơn vị gương mẫu. Với khẩu hiệu "làm việc không tiếc sức" thanh niên công nhân trên công trường 426 không quản nắng mưa đã phấn đấu tăng năng suất lao động, tiết kiệm làm lợi cho công quỹ nhà nước 69.332 đồng: 17 tổ sản xuất của công trường được công nhận là tổ thanh niên lao động tiên tiến. Trong tổng số 301 người đạt danh hiệu lao động tiên tiến và xuất sắc của công trường chiếm 80%. Nhờ đó công trường 426 hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nhà nước 1960 trước thời hạn 60 ngày.

Trên công trường xây dựng Mường La, công trường 45 Thuận Châu và ở các công trường giao thông, thanh niên đều đóng vai trò xung kích. Công trường 45 nhờ có thanh niên đi đầu đã hoàn thành giải phóng đôi vai. Thanh niên trong các xí nghiệp, cơ quan thường xuyên đi đầu tăng hiệu suất công tác, xây dựng đơn vị gương mẫu, tự giác tham gia lao động, đặc biệt trong phong trào kết bạn với thanh niên nông thôn, đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá và sản xuất nông nghiệp. Nhiều chi đoàn ở Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn … đã đóng góp hàng trăm ngày công làm thuỷ điện nhỏ, thuỷ lợi, làm ruộng tăng sản với tinh thần thi đua tự giác.

Thực hiện chỉ thị của Đảng về nâng cao trình độ văn hoá và xoá nạn mù chữ trong thanh niên, phong trào học tập ở các cơ quan, xí nghiệp, khắp các châu, xã, bản ngày một phát triển và dần đi vào nề nếp ổn định. Vượt qua khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cán bộ, địa hình phức tạp của núi rừng, khác biệt ngôn ngữ dân tộc… tuổi trẻ Sơn La đã vận động phong trào tự học, cùng nhân dân xây dựng trường, lớp, vận động thanh niên biết chữ tham gia giảng dạy. Ở Thuận Châu, 2000 thanh niên tham gia xây dựng trường sở. Ở Mộc Châu trong 11 xã năm 1958 có 356 thanh niên mù chữ, qua một đợt học tập xoá mù, 303 thanh niên đã biết đọc, biết viết. Đoàn thanh niên Mộc Châu còn cử một nhóm thanh niên xung kích sang Mường Tè làm nhiệm vụ xoá mù. Châu Sông Mã cơ bản thanh toán xong nạn mù chữ và lập được một đội bao gồm 91 thanh niên làm giáo viên bình dân học vụ.

Năm 1958, tuy yêu cầu thanh toán nạn mù chữ cho thanh niên Sơn La chưa đạt, nhưng về cơ bản yêu cầu nâng cao trình độ cho một bộ phận thanh niên đã được các cơ sở Đoàn quán triệt. Trong các năm 1959, 1960, phong trào học tập văn hoá được duy trì, mở rộng.Ngành học phổ thông phát triển. Số hoạ sinh từ các lớp 3, 4 đến cấp II tang nhanh. Phối hợp với ngành giáo dục, Đoàn thanh niên Sơn La đã tích cực tham gia công tác xoá mù. Ở các châu Mai Sơn, Sông Mã, Mường La… xuất hiện nhiều xã điển hình về thanh niên tham gia công tác xoá mù chữ. Ở Mường La, nhiều đoàn viên thanh niên bận con nhỏ, nhưng vẫn tự giác địu con tới lớp để học. Ngoài việc xung phong đi học, tổ chức lớp học thanh niên, vận động nhân dân theo học, đoàn viên và thanh niên khu học xá đã đạt nhiều tiến bộ trong học tập kết hợp với lao động, 100% đoàn viên thanh niên đã tốt nghiệp trong năm học. Trong đợt xuống nông thôn tham gia phát triển văn hoá và sản xuất, trên 80% đoàn viên và thanh niên đã vận động được hành ngàn người dân đi học.

Cuối năm 1959, theo tiếng gọi của đảng và của Trung ương Đoàn nhiều giáo viên là thanh niên ở miền xuôi đã tình nguyện lên Sơn La góp phần phát triển kinh tế, văn hoá cho đồng bào các dân tộc ở miền núi.

Công tác xây dựng Đội và chăm sóc thiếu niên nhi đồng, các tổ chức cơ sở của Đoàn đã thực hiện tốt chủ trương của khu Đoàn là nơi nào có phong trào Đoàn phải củng cố Đội, những nơi chưa chưa có phải phát triển trong trừng học, thị trấn. Các chi đoàn và từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên đã vận động các em thiếu niên làm kế hoạch nhỏ, tìm hiểu về CNXH, góp sức vào sự nghiệp xây dựng CNXH và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Năm 1958, Đội thiếu niên Tiền phong mới chỉ có ở Ký túc xá Mường Lay, Mường La, năm 1959 phong trào đã phát triển rộng đến các châu, kể cả ở thị trấn và vùng nông thôn… Được sự giúp đỡ, hướng dẫn hoạt động của Đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên các trường học, thiếu niên nhi đồng Sơn La ngày càng có nhiều hình thức hoạt động phong phú và thiết thực: thiếu nhi nông thôn tham gia phong trào "sạch bản tốt ruộng". Các đội thiếu niên ở Văn Yên, Mường Cang, Huy Thượng thiếu niên ký túc xá Mường Lay… đã tổ chức những ngày lao động sửa chữa sân bay, sân vận động, làm phân bón giúp hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đi lấy củi bán gây quỹ đội và góp phần xây dựng nhà máy nhựa thiếu niên tiền phong. Chào mừng ngày thành lập Đảng, thiếu nhi khu học xá Mường La đã tổ chức "10 ngày tìm hiểu về Đảng quang vinh và các lãnh tụ cách mạng"…

Đến năm 1960, tất cả các đội thiếu niên trong các châu ở Sơn La được tổ chức giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt đều đặn và bổ ích. Đoàn viên, thanh niên và thiếu niên trong các trường học đã phát động và duy trì nhiều phong trào: vườn trường, ruộng trường, xây dựng hợp tác xã tý hon, lao động XHCN…

Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La cũng ngày càng trưởng thành nhanh, mạnh và có chiều sâu, thực sự có tác dụng làm nòng cốt trong các phong trào ở địa phương. Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của khu Đoàn, các cơ sở Đoàn ở Sơn La đã kết hợp chặt chẽ các cuộc vận động thi đua sản xuất, thực hiện nghĩa vụ quân sự.. để xây dựng tổ chức Đoàn. Đặc biệt trong các cuộc vận động xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã, trong cải cách dân chủ, công tác xây dựng Đoàn được đẩy mạnh. Nhiều chi đoàn thanh niên đã được xây dựng cùng với quá trình tổ chức hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã mua bán. Việc xây dựng tổ chức cơ sở của Đoàn bước đầu gắn với cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện để hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở phát huy tác dụng, đáp ứng những nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác phát triển Đoàn được đẩy mạnh. Số đoàn viên năm 1959 tăng gấp đôi số đoàn viên năm 1958.

Mặc dù tỷ lệ đoàn viên vùng thấp và vùng cao còn chênh lệch, trình độ đoàn viên trong những chi đoàn mới thành lập còn thấp, cán bộ Đoàn một số địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo và lề lối làm việc… nhưng công tác tổ chức xây dựng Đoàn trong thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế 1958 -1960 có những bước phát triển đáng kể, càng ngày càng đi vào nề nếp. Các tổ chức cơ sở Đoàn có nhiều phương thức hoạt động phong phú, thiết thực. Nhiều phong trào hành động cách mạng đã cuốn hút đoàn viên và thanh niên tham gia, như phong trào “cố gắng vượt bậc vươn lên hàng đầu, giành lấy danh hiệu vẻ vang thanh niên tích cực lao động XHCN” được phát triển theo chủ trương của Trong ương Đoàn. Phong trào phát triển mạnh và rộng khắp trong các cơ quan, xí nghiệp, trong tổ đổi công cũng như trong hợp tác xã. Các châu đã mở hội nghị “Thanh niên tích cực lao động XHCN” kết hợp mở các lớp chỉnh huấn cán bộ thanh niên xã, tổ chức học tập và phổ biến đến tận đoàn viên thanh niên về ý nghĩa, mục đích và 4 tiêu chuẩn của thanh niên tích cực XHCN, trong đó lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản xuất , hoàn thành kế hoạch nhà nước giao, tích cực học tập văn hoá, chính trị và rèn luyện thân thể để tặng danh hiệu “Thanh niên tích cực lao động XHCN”.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng (1930 – 1960), các tổ chức cơ sở Đoàn trong tỉnh đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên tìm hiểu về Đảng, mở các lớp tập huấn, học tập về tiêu chuẩn đảng viên, củng cố lập trường tư tưởng XHCN, xây dựng nhà triển lãm, đào bể chứa nước, lao động lấy tiền ủng hộ quỹ Đảng, tham gia viết báo tường tỏ lòng biết ơn và tin tưởng và Đảng, tham gia đấu tranh phê bình và tự phê bình. Chi đoàn thanh niên công trường kiến thiết Mường La đã mở đợt thi đua lập công mừng Đảng. Khu học xá Mường La tham gia xây dựng trường, sở, quyết tâm giảng dạy tốt, tham gia dạy bổ túc văn hoá ngoài giờ…

Thông qua các phong trào hành động cách mạng, công tác bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu kết nạp đảng được các cơ sở Đảng và Đoàn quan tâm. Nhiều đoàn viên thanh niên được cử đi học các lớp đối tượng Đảng. Riêng châu Mai Sơn có 21 đoàn viên, chi đoàn xã Chiềng Chung (Mai Sơn) có 13 đoàn viên được lựa chọn, giới thiệu để Đảng xem xét, kết nạp.

Việc tổ chức Đoàn phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng trên phạm vi toàn tỉnh Sơn La trong những năm cải tạo và phát triển kinh tế là những cơ sở quan trọng để Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La không ngừng vươn lên, vượt qua khó khăn, giữ vững vai trò xung phong, gương mẫu trong lao động sản xuất, học tập và công tác, cũng như tham gia bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị Đảng đề ra trong giai đoạn cách mạng mới.

III. TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT.

Tháng 9 – 1960, tại Hà Nội, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra đương lối đưa miền Bắc quá độ tiến lên CNXH và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng thời quyết định phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

Từ ngày 8 đến ngày 12-3-1961, Đại hội thứ nhất Đoàn TNLĐ khu tự trị Thái Mèo họp tại Thuận Châu, 176 đại biểu đại diện cho đoàn viên thanh niên của hơn 30 dân tộc trong toàn khu đã dự Đại hội.

Đại hội đã thảo luận, đóng góp vào bản dự thảo báo cáo chính trị và Điều lệ Đoàn sẽ trình trước Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, tổng kết phong trào thanh niên trong khu 3 năm qua và đề ra chưng trình hoạt động của Đoàn năm 1961, bầu BCH khu Đoàn và cử đại biểu đi dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III.

Thực hiện sứ mệnh lịch sử Đảng trao cho thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn đã họp thừ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 năm 1961. 677 đại biểu thay mặt tuổi trẻ cả nước đã khẳn định “Tất cả mọi hoạt động của Đoàn và thanh niên nước ta đều cần hướng vào việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”. Do đó Đại hội đã đề ra nhiệm vụ thể trước mắt của Đoàn là hướng toàn thể đoàn viên thanh niên nam nữ suy nghĩ và hành động với tư cách là những người lính xung kích, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng CNXH, thể hiện trên mặt sản xuất, học tập, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng cuộc sống văn minh, phấn đấu trở thành đội hậu bị của Đảng. Đại hội quyết định phát động một phong trào thi đua sâu rộng, lấy tên là “phong trào những người xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”.

Đại hội vinh dự được Bác Hồ đến thăm và huấn thị, Bác ân cần chỉ ra cho toàn thể cán bộ, đoàn viên và thanh niên phương hướng tu dưỡng và rèn luyện “Đoàn thanh niên cần phải làm đầu tàu, làm gương mẫu trong phong trào thu đua yêu nước, phải thực hiện khẩu hiệu: Đâu đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm”.

Đại hội đã quyết định lấy ngày 26 – 3 làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn và bầu BCH Trung ương khoá III do đồng chí Nguyễn Lam làm bí thư thứ nhất.

Sau Đại hội động chí Nguyễn Lam được điều động nhận nhiệm vụ khác, đồng chí Vũ Quang được giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khoá III.

Bước vào đầu năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La trên cơ sở nâng cao và giác ngộ XHCN, đã đi xây dựng hợp tác xã kết hợp với cải cách dân chủ. Đến cuối năm 1961, đã có khoảng 2/3 số hộ nông dân trong toàn tỉnh gia nhập hợp tác xã: Hơn 90% tổng số thanh niên vào hợp tác xã. Nhằm phát huy tinh thần làm chủ và tăng cường quản lý hợp tác xã, ở khắp các châu, xã Đoàn đã phát huy tác dụng trong phong trào “Học tập, đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong”. Phát động nhiều đợt thi đua lập công mừng Đảng và quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở Đoàn trong các hợp tác xã đã động viên đoàn viên thanh niên đi đầu thực hiện các biện pháp canh tác mới, góp phần tăng năng suất cây trồng.

Phong trào làm phân bón ruộng tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều cơ sở Đoàn đã tổ chức cho thanh niên tranh thủ làm phân bón ngoài giờ. Mỗi đoàn viên thanh niên ở  các châu Mường La, Sông Mã, Phù Yên.. đã làm được bình quân 8 – 10 tấn/ tháng. Các chi đoàn Chiềng Ly, Bon Phặng, Chiềng Sinh (Thuận Châu) thanh niên đã đảm bảo cung cấp 70 – 75% phân bón của hợp tác xã.

Trên các công trình thuỷ lợi, đoàn viên thanh niên phát huy vai trò xung kích, đóng góp nhiều công sức, góp phần đưa công trình sớm đi vào sử dụng. Ở Sông Mã, 10 chi đoàn đã lao động 3 tháng liền trên cá công trình Phiêng Pé và Púng Bánh, góp trên 5.000 ngày công. Trên công trường Nong La thường xuyên có tới 400 đến 500 đoàn viên thanh niên tham gia. Hầu hết đoàn viên thanh niên xã Chiềng Ban (Mai Sơn) đã lao động không biết mệt mỏi trên công trình xây dựng đập nước của quê hương.

Các tổ chức Đoàn cơ sở đã vận động đoàn viên thanh niên tiến quân mạnh mẽ vào cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật. Việc sản xuất và dùng cày 51, cày Mèo, dùng bừa sắt răng dài phổ biến trong các hợp tác xã ở Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Thuận Châu… Đoàn đã thành lập các tổ cải tiến công cụ, các tổ kỹ thuật trong các hợp tác xã. Thanh niên xã Xuân Nha (Mộc Châu) đã có sáng kiến đóng loại thuyền có bánh chuyên trở được cả trên bộ và dưới nước, cho năng suất gấp 7 lần người gánh, góp phần giải phóng đôi vai. Thanh niên các xã Chiềng Cọ, Chiềng An đã làm bừa đĩa, vận đọng nhân dân dùng liềm thu hoạch lúa.

Trên những thửa ruộng tăng sản (ruộng XHCN) đoàn viên thanh niên đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cày sâu, bừa kỹ, bón nhiều phân, dùng giống mới cho năng suất cao. Tổng diện tích lúa tăng sản đã lên tới hàng chục hecta.

Khai hoang là công tác quan trọng và cấp thiết của Sơn La, nhằm mở rộng diện tích trồng trọt và tăng sản lượng lương thực. Năm 1961, Sơn La tiếp nhận thêm hàng ngàn lao động mới từ các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên lên khai hoang. Các châu Đoàn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ các hợp tác xã khai hoang nha nh chóng ổn định sản xuất và đời sống. Đoàn viên thanh niên cùng xã viên tham gia nhận khoán từng phần việc, lao động với năng suất cao. Hợp tác xã Hoàng Văn Thụ (Mai Sơn) trở thành nơi thí điểm khai hoang và trong quá trình sản xuất đã xuất hiện 63 kiện tướng đạt năng suất lao động gấp 4 lần mức khoán. Chi đoàn Chiềng Ban (Mai Sơn) đã tổ chức một đội gồm 25 thanh niên khai hoang đực 11 ha. Chi đoàn Gia Phù (Phù Yên) với 53 thanh niên đã khai phá được 50 ha. Châu nào cũng tổ chức được nhiều đội  khai hoang của thanh niên để giúp đỡ các hợp tác xã và hoạt động gây quỹ cho Đoàn.

Năm 1961, ở Sơn La xuất hiện dịch sâu bênh phá hoại nghiêm trọng cây trồng, gây thiệt hại hàng ngàn tấn lương thực. Với khẩu hiệu “Giết sâu như giết giặc, cứu lúa như cứu hoả”, thanh niên các châu đã hăng hái tham gia phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Ở Mộc Châu, Yên Châu, Mường La, Thuận Châu.. đoàn viên và thanh niên đã tự làm ống thụt thuốc trừ sâu, làm bừa chải sâu cho năng suất gấp 100 lần bắt sâu bằng tay. Ở Mộc Châu có thanh niên bắt được 7kg sâu một ngày. Thanh niên châu Phù Yên không quản ngày đêm bắt sâu 24/24 giờ. Tuổi trẻ trong các cơ quan xí nghiệp đã giành 3 – 4 ngày công hưởng ứng chiến dịch diệt sâu, bảo vệ sản xuất.

 Trong công tác trồng cây gây rừng, các cơ sở Đoàn ở Sơn La thực hiện tốt phong trào mỗi thanh niên trồng 50 cây. Nhiều điển hình tiên tiến đã xuất hiện qua phong trào. 16 chi đoàn ở Sông Mã đã trồng được 8368 cây ăn quả, 10.140 cây lấy gỗ. Thanh niên ở 9 xã của huyện Mộc Châu, đã trồng mới gần 5000 cây các loại.

Đi đôi với phát triển nghề trồng rừng, nghề chăn nuôi cũng được đẩy mạnh một bước. Do vậy việc dự trữ thức ăn cho gia súc đầy đủ hơn nên các đàn gia súc, gia cầm, đàn cá được mở rộng trong nhiều châu. Các biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng rộng rãi: xây dựng chuồng trại thoáng mát, nhập giống lợn mới, lai gà Mèo và gà Mường cho năng suất cao. Cá chi đoàn đều đào ao thả cá… Sau hội nghị chăn nuôi do khu Đoàn tổ chức (tháng 10 – 1961), chăn nuôi gia đình và chăn nuôi tập thể phát triển mạnh. Thanh niên còn chủ động nuôi trâu bò sữa cho các hợp tác xã.

Năm 1962, tiếp tục thực hiện nghị quyết của các Đại hội Đảng, Đại hội Đoàn, các châu thuộc Sơn La ra sức phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó trọng tâm là sản xuất lương thực, chú ý phát triển cây công nghiệp và trồng rừng. các tổ chức Đoàn cơ sở ở Sơn La đã động viên đoàn viên thanh niên ra sức củng cố phát triển hợp tác xã và nông trường quốc doanh, làm cơ sở vững chắc cho nông – lâm nghiệp phát triển.

Với tinh thần làm chủ đoàn viên thanh niên trong các hợp tác xã đã đi đầu trong việc nhận khoán và xây dựng hợp tác xã 4 tốt. Công tác cải tiến nông cụ được tiếp tục đẩy mạnh, phán đấu thực hiện chủ trương của khu uỷ là" trong 5 năm (1961 - 1965) phải thay thế hết nông cụ lạc hậu bằng những nông cụ mới có năng suất lao động cao. Thanh niên đã tập trung cải tiến nông cụ làm đất, phương tiện vận chuyển và bước đầu sản xuất nông cụ chế biến lương thực, thực phẩm. Điển hình là các cơ sở Đoàn ở Phù Yên, Yên Châu, Mộc Châu, ở các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã khai hoang, ở nông trường Tô Hiệu, nhờ tăng cường cải tiến kỹ thuật năng suất đã đạt từ 130% đến 606% kế hoạch. Chỉ riêng quý 3 năm 1962, đoàn viên và thanh niên trong nông trường đã phát huy được 117 sáng kiến, hoàn thành 150% kế hoạch.

Do đặc điểm của sản xuất ở địa hình phức tạp, công tác thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt. Khu uỷ nêu rõ: giai đoạn hiện nay công tác này gắn liền với phong trào hợp tác xã. Đây là phương hướng chủ yếu để giải quyết nước cho nông nghiệp, phòng chống lũ, hạn hán, bảo vệ cây trồng. Phát triển thuỷ lợi còn giải quyết nguồn nước cho nhân dân, đồng thời góp phần phát triển thuỷ điện nhỏ cho sinh hoạt của đồng bào các dân tộc.

Thực hiện chủ trương của khu uỷ, các cơ sở Đoàn ở Sơn La đã hăng hái tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa cho hợp tác xã. NHiều chi đoàn ở Mường La, Mai Sơn, Mộc Châu, ở các nông trường, các cơ quan xung quanh khu… đã có phong trào xây dựng hồ tuổi trẻ, vừa là công trình thuỷ lợi, vừa nuôi thả cá có giá trị kinh tế, vừa là công trình văn hoá du lịch.

Cùng với thanh niên nông thôn, thanh niên trong các nông trường quốc doanh, đoàn viên và thanh niên trong các cơ quan xí nghiệp, công trường và trong các lực lượng vũ trang… nêu cao tinh thần tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đã đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đoàn thanh niên trên công trường Mường La, công trường 426 đã lập hàng chục đội thanh niên xung kích làm nòng cốt cho phong trào thi đua tăng năng suất. Hàng trăm thanh niên tiên tiến đã xuất hiện qua những đợt thi đua, năng suất thường đạt từ 150 - 200 kế hoạch. Điển hình là đoàn viên Nguyễn Xuân Được, chi đoàn 35 thuộc công trường 426, trong đợt thi đua lập công mừng Đảng, mừng sinh nhật Bác đã đào đất, phát đa được 72m3, trong khi chỉ tiêu giao 4m3, đạt 1812% mức kế hoạch, góp phần cùng công trường hoàn thành 110,2% kế hoạch, vượt mức thời hạn 7 ngày.

Với khẩu hiệu "Tung cánh với làn gó Đại Phong, tiến nhanh hơn ngọn Duyên Hải" thanh niên trong các xí nghiệp in, cơ khí, vận tảo quốc doanh… đã kết hợp phong trào những người xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch với các đợt thao diễn kỹ thuật. Chi đoàn các châu cũng tăng cường xuống cơ sở, tổ chức các đợt làm phân bón, diệt sâu cứu lúa, giúp đỡ hợp tác xã và kết nghĩa với chi đoàn địa phương.

Trên các nông trường quốc doanh thanh niên đã dũng cảm vượt khó, đẩy manh lao đọng sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông trường. Thanh niên nông trường Tô Hiệu chỉ một tháng phát động phong trào thi đua đã trồng 1211 ha rau màu, vượt mức kế hoạch cả về diện tích và thời gian. Đoàn thanh niên nông trường Mộc Châu trong năm 1961 đã mở 7 đợt vận động thi đua đẩy mạnh phong trào xung phong tình nguyện, mỗi đợt đều đạt 100 - 200% kế hoạch. Do có nhiều thành tích, nông trường Mộc Châu được Bộ nông trường tặng bằng khen.

Trong các lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên đã nắm chắc tay súng giữ gìn biên cương của Tổ quốc, tăng cường các đợt thao diễn và hoàn thành tốt công tác huấn luyện. Tổ chức Đoàn trong các đơn vị còn kết nghĩa với các chi đoàn nông thôn để giúp nhau trong luyện tập quân sự, lao động sản xuất, học tập văn hoá, nâng cao ý thức cảnh giác.

Tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ khi Người lên thăm Tây Bắc, phong trào học tập, rèn luyện, nhất là phong trào bình dân học vụ và xoá nạn mù chữ trong thanh niên Sơn La ngày càng đi vào nề nếp và có nhiều chuyển biến đáng chú ý. Ở Phù Yên có phong trào thanh niên dân tộc Thái tình nguyện lên vùng cao dạy học, với tinh thần "nhà trường là pháo đài, giáo viên là cán bộ xã”. Kết quả trong 7 xã vùng cao ở Sơn La đã mở được 45 lớp học, vận động được 90% số người trong diện xoá mù đến lớp, 2 cơ sở Đoàn ở Mộc Châu  và công trường 426 đã mở trường lao động XHCN vừa học vừa làm, trên tinh thần tự lực là chủ yếu. Hình thức trường lao động XHCN là một nét mới dần dần được mở rộng ở Sơn La. Ngoài ra các Châu Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn .v.v… còn phối hợp với ngành giáo dục mở các trường thanh niên dân tộc, có sự trợ giúp của chính phủ.

Năm 1962, tổ chức đoàn thanh niên ở Sơn La chủ trương xoá xong nạn mù chữ cho thanh niên ở vùng thấp và những xã có điều kiện thuận lợi ở vùng cao. Một hệ thống trường lao động XHCN được thành lập, bao gồm: Mộc Châu (61 học sinh), Yên Châu (60 học sinh), Mường La (72 học sinh), Mai Sơn (60 học sinh), Sông Mã (53 học sinh), công trường 426 (160 học sinh), nông trường Mộc Châu (62 học sinh) và Thuận Châu (34 học sinh).

Phong trào thi đua với trường phổ thông cơ sở Bắc Lý được phát động từ năm học 1961 - 1962, tiếp tục được đẩy mạnh trong năm học 1962 - 1963. đoàn viên thanh niên của nhiều cơ sở đã tích cực xây dựng trường lớp, vườn trường, tăng gia sản xuất. Tổ chức Đoàn ở các trường còn tổ chức các đội thanh niên về nông thôn và đến công nông trường tham gia lao động để tìm hiểu thực tế, tăng thêm nhiệt tình cách mạng.

 Công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng được thường xuyên coi trọng. Cùng với các ngành, các cấp tổ chức đoàn thanh niên ở Sơn La đã chú ý giáo dục thiếu niên nhi đồng trên cả 4 mặt: đức - trí - thể - mỹ. Qua phong trào thi đua 2 tốt (dạy tốt, học tốt), tổ chức Đội dược xây dựng và phát triển. Nhiều đội viên thiếu niên, nhi đồng đã có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi. Phong trào xây dựng trường lớp, tham gia lao động giúp hợp tác xã, văn hoá văn nghệ đã diễn ra sôi nổi trong học sinh các trường phổ thông. Từ Phù Yên, các Châu ở Sơn La đều thành lập xong các uỷ ban thiếu niên nhi đồng ở cấp châu và cơ sở. Cùng với các ngành giáo dục Đoàn tổ chức học tập chỉ thị 197 của Ban Bí thư về công tác thiếu niên nhi đồng và phối hợp với công đoàn phổ biến chỉ thị này đến công nhân viên chức.

Các huyện Mường La, Yên Châu, Mộc Châu đã tổ chức lớp huấn luyện cho cán bộ phụ trách đội trong các trường học. Hầu hết các huyện và thị xã Sơn La đã có cán bộ Đội chuyên trách. Ngoài ra, Đoàn thanh niên còn tổ chức cắm trại hè cho các thiếu nhi, lập đội văng nghệ thiếu nhi đi thăm quan và biểu diễn văn nghệ ở vùng cao biên giới, nhằm giáo dục lòng yêu nước và tăng cường tình đoàn kết với thiếu nhi ở vùng biên giới xa xôi. Năm học 1961 - 1962, nhiều trường đã đi sâu và nắm vững yêu cầu vận động đoàn viên thanh niên phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập với khẩu hiệu " 3 mới, 3 dễ (tìm cái mới, học cái mới, ủng hộ cái mới. Dễ hiểu, dễ ghi, dễ nhớ).

Trong những năng đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cùng với việc động viện đoàn viên thanh niên không ngừng vươn lên cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, thông qua phong trào hành động cách mạng được phát động từ Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ III, phong trào xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các cơ sở Đoàn ở Sơn La đã thường xuyên quan tâm xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh.

Năm 1961, khu đoàn đề ra chương trình củng cố những tổ chức đã có, gấp rút xây dựng chi đoàn ở những xã chưa có, tích cực phát triển đoàn viên, trong đó chú trọng xây dựng những nơi lực lượng còn mỏng. Các cơ sở đoàn ở Sơn La đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng được các cấp uỷ Đảng và các cấp bộ Đoàn quan tâm. Đoàn thanh niên các châu đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia các đợt chỉnh huấn học tập nghị quyết của Đảng và của Đoàn. Cán bộ đoàn các châu đều được học qua các lớp chính sách về thanh vận, vai trò nhiệm vụ của Đoàn.v.v..Qua các lớp học và các đợt chỉnh huấn, đoàn viên và thanh niên đã được nâng cao tinh thần làm chủ trong phong trào hợp tác hoá và cải cách dân chủ, thấy được tính ưu việt của con đường làm ăn tập thể, tăng cường quan điểm lao động XHCN…

Lấy giáo dục chính trị tư tưởng là chính, thực hiện dân chủ hoá trong sinh hoạt và kết nạp đoàn viên, tỉ lệ đoàn viên mới ở Sơn La đã lên tới 20% tổng số đoàn viên. Trong đó các châu như Sông mã kết nạp được 200 đoàn viên: Mộc Châu, Yên Châu, khu học xá, công trường tỉ lệ đoàn viên mới được kết nạp chiếm 15 - 17% tổng số đoàn viên.

Đến cuối năm 1962, khu đoàn tiến hành phát thẻ Đoàn cho hầu hết các cơ sở Đoàn trực thuộc. Ở vùng nông thôn, xã Chiềng An (Mường La) được chọn làm nơi thí điểm phát thẻ Đoàn, trước khi mở rộng đến các cơ sở vào năm 1963.

Để tổ chức Đoàn phát triển phù hợp với yêu cầu thúc đẩy sản xuất, khu Đoàn tổ chức phân chia chi Đoàn ở các châu, xã gắn với cơ cấu kinh tế. 32 hợp tác xã khai hoang đều xây dựng tổ chức Đoàn và thành lập được BCH đoàn. Tổng số đoàn viên năm 1962 tăng 10% so với năm 1961.

Tổ chức cơ sở được củng cố và phát triển, hoạt động của phong trào Đoàn, càng trở nên phong phú, có sức cuốn hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Nhiều hoạt động có chiều sâu, vừa có ý nghĩa giáo dục vừa mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt.

Sau 7 năm khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với những kế họach ngắn hạn và dài hạn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La đã có những đóng góp xứng đáng, góp phần làm thay đổi bộ mặt một miền đát giàu truyền thống, nhưng cũng chồng chất những thử thách khắc nghiệt.

Đẻ đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Đảng và nhà nước quyết định thành lập các tỉnh trực thuộc trung ương, chịu sụ quản lý hành chính  - xã hội của khu tự trị. Một chặng đường mới mở ra đòi hỏi tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La không ngừng vươn lên làm tròn sứ mệnh là đội quân xung kích của cách mạng và đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng. Những bài học trong chặng đườn đầy thử thách vừa qua cổ vũ đoàn viên và thanh niên các dân tộc Sơn La vững vàng đi tới, phấn đấu lập những chiến công mới.


image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 29
  • Hôm nay: 3665
  • Trong tuần: 22 286
  • Tất cả: 3811430
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH SƠN LA
Giấy phép hoạt động số: 12/GP-TTĐT ngày 06/01/2012 của Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử
Địa chỉ: Đồi Khau Cả - Tổ 8 phường Tô Hiệu - TP Sơn La
 Ban biên tập Trang thông tin điện tử: TỈNH ĐOÀN SƠN LA
 Cơ quan chủ quản: BAN TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐOÀN 
 Điện thoại: 0212.3850.041 Email: bantcxdd.tdsl@gmail.com
Bản đồ số địa chỉ đỏ tuổi trẻ sơn la