DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, THANH NIÊN SƠN LA HĂNG HÁI
THAM GIA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)
I- THANH NIÊN SƠN LA ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHÍNH QUYẾN CÁCH
MẠNG, SẴN SÀNG BƯỚC VÀO CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
Chính quyền cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La vừa thành lập
chưa đầy một tuần lễ đã phải đương đầu với những thử thách nghiêm trọng, đe dọa
nền độc lập vừa giành được .
Ngày 31-8-1945, quân Tàu Tưởng kéo đến Sơn La dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào tước khi
giới quân đội Nhật, nhưng thực chất chúng thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
Vừa đến Sơn La chúng đã dựa vào bọn phản động địa phương, ngang nhiên phủ nhận
chính quyền cách mạng, ra lệnh giải tán chính quyền các châu. Chúng bắt giam
các đồng chí lãnh đáo chủ chốt của tỉnh như Chu Văn Thịnh, Nguyễn Tử Du, Nguyễn
Phúc.,. Chúng bao vây và tước vũ khí một bộ phận quân cách mạng, dùng lại bộ
máy chính quyền cũ. Bọn phần động địa phương nhân cơ hội đó ngóc đầu dậy chống
phá ta.
Tình hình chính trị ở Sơn La lúc này thật nghiêm trọng Nhân dân phải
đương đầu với thù trong, giặc ngoài. Chúng bắt nhân dân đóng góp lương thực,
thực phẩm. Chúng kiểm soát gắt gao cấm nhân dân hội họp, cấm mang vũ khí,
v.v... Trong điều kiện đó nhân dân các dân tộc trong tỉnh càng khát khao hướng
về phía cách mạng. Sau khi đồng chí Dương Văn Ty, đặc phái viên của chính phủ
cùng 11 cán bộ của Tổng bộ Việt Minh được tặng cường lên đến Sơn La, cùng với
các đồng chí địa phương nhanh chóng củng cố lại bộ máy chính quyền từ tỉnh
xuống đến các châu, xã tiến hành thương thuyết, quân Tàu Tưởng phải rút hết..
về xuôi nhân dân càng thêm tin tưởng vào chính quyền cách mạng. Ngày 9- 10-
1945 động đảo thanh niên và nhân dân xung quanh tỉnh lỵ và châu lỵ Mường La,
phố Chiềng Lề và đại biểu nhân dân 6 châu
trong tỉnh đã phấn khởi tham dự cuộc mít tính chào mừng lễ ra mắt của Ủy ban
nhân dân cách mạng lâm thời, biểu thị thái độ ủng hộ Việt Minh
ủng hộ chính phủ và ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh.
Cùng thời gian, các đơn vị giải phóng quân lần lượt tiến lên Tây
Bắc, sát cánh cùng thanh niên và nhân dân các dân tộc Sơn La bảo vệ chính quyền
non trẻ. Thá ng l0-1945 đại đội đầu tiên của đồng chí Nguyễn Văn Phiên lên đến
Sơn La. Tiếp đó các đơn vị thuộc chi đội của các đồng chí Lê Trọng Tân, Nam hải cũng
lên đến Sơn La góp phần xây dựng các đơn vị tự vệ ở các địa phương. Ngày
10-10-1945 Ty liên phóng Sơn La được thành lập. Ngày 19 - 12 - 1945 trung đoàn
giải phóng quân Sơn La mang phiên hiệu 148 ra đời. Trung đoàn đã cùng Ty liên
phóng và đông đảo quần chúng thanh niên trừ gian, ngăn chặn những hành động gây
rối trật tự trị an của địch, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Cùng với chính quyền cách mạng ngày càng
được củng cố, các đoàn thể quần chúng tiếp tục được phát triển và hăng hái tham
gia các hoạt động góp phần xây dựng chế độ mới. Bên cạnh các tổ chức phụ nữ, phụ
lão, thiếu nhi… tổ chức thanh niên cứu quốc phát triển ở khắp các bản, trở thành
lực lượng tự vệ chính của các châu, các xã luôn đi đầu thực hiện các chủ trương
do chính quyền cách mạng vận động như thực hiện đời sống mới, bài trừ hủ tục lạc
hậu, cúng bái, ma chay, cưới xin, cờ bạc, nghiện hút… tham gia phát triển văn
hoá, văn nghệ dân tộc, phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào xoá nạn mù chữ.
Các ban bình dân học vụ ở tỉnh, ở các châu và xã được thành lập. Thanh niên vừa
là lực lượng chủ yếu tham gia dạy chữ đồng thời là lực lượng đi đầu trong các lớp
học chữ buổi tối và buổi trưa, thực hiện "Người biết chữ dạy người chưa biết
chữ" như lời Bác Hồ dạy.
Với tinh thần yêu nước, bảo vệ nền độc
lập vừa giành được, thanh niên các dân tộc Sơn La đã cùng nhân dân khắc phục mọi
khó khăn, ra sức tăng gia sản xuất, tiết kiệm, nhường cơm, sẻ áo… góp phần ổn định
đời sống, đồng thời cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho quân giải phóng và
lực lượng tự vệ địa phương.
Đi đầu xây dựng và bảo vệ chính quyền
cách mạng ở địa phương, thanh niên các dân tộc Sơn La đồng thời hăng hái tham
gia các phong trào của thanh niên cả nước. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp núp sau quân đội Anh
trở lại gây hấn ở Nam Bộ. Thanh niên cả nước sôi nổi khí thế Nam tiến. Các phòng
Nam bộ xuất hiện ở nhiều nơi
thu hút hàng vạn thanh niên đến ghi tên thanh niên Nam tiến. Các chi đội thanh niên Nam tiến được thành lập, lập tức lên đường vào Nam
chiến đấu. Ở Sơn La, thanh niên các dân tộc, ngay từ những ngày đầu đã hăng hái
ghi tên hưởng ứng phong trào Nam
tiến và lập tức lên đường chiến đấu ở mặt trận Buôn Ma Thuật. Các chiến sỹ Nam tiến ở Sơn
La đã sát cánh cùng quân và dân địa phương chiến đấu nhiều trận, gây cho địch
nhiều tổn thất. Nhiều thanh niên ưu tú của Sơn La đã chiến đấu anh dũng và hy
sinh vì nền độc lập của nước nhà. Tiêu biểu là Chu Văn Vinh, một thanh niên người
dân tộc Thái đã dũng cảm hy sinh trong một cuộc chiến đấu không cân sức, góp phần
chặn bước tiến của quân địch.
Được rèn luyện trong cao trào cách mạng,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên Sơn La đã trưởng thành nhanh chóng. Hàng
trăm thanh niên ưu tú con em các dân tộc đã được lựa chọn đào tạo thành những cán
bộ cốt cán của các địa phương, tăng thêm sức mạnh của chính quyền ở các cấp.
Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên thanh niên
các dân tộc Sơn La cung nhân dân trong tỉnh được thực hiện quyền công dân của mình,
nô nức tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khoá I của Nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà. Để bảo vệ an toàn cho ngày bầu cử, các chiến sỹ trẻ trong lực lượng công
an và bộ đội địa phương đã tăng cường hoạt động chấn áp bọn phản cách mạng, bắt
xử lý 43 tên ở Thuận Châu, Mường La, Thị xã. Nhân dân Sơn La tự hào, phấn khởi
có ông Lò Văn San (quê Bản Cọ, Chiềng An) và Sa Văn Minh (Mộc Châu) đại diện
cho các dân tộc trong tỉnh được bầu vào Quốc hội khoá I.
Vấn đề cấp bách đặt ra cho Sơn La lúc
này là lực lượng đảng viên rất mỏng. Toàn tỉnh mới có 2 đồng chí. Tháng 6 -
1946 Trung ương Đảng cử đồng chí Trần Quyết lên thay đồng chí Dương Văn Ty và
trực tiếp làm Bí thư tỉnh uỷ. Tỉnh vẫn chưa thành lập được chi bộ. Hai đồng chí
đảng viên phải sinh hoạt ghép với Trung đoàn uỷ trung đoàn 148. Phong trào Việt
Minh ở Sơn La tuy phát triển rộng nhưng thiếu cơ sở vững chắc và kém hiệu lực bởi
các đoàn thể cứu quốc được tổ chức ồ ạt theo lối đánh trống ghi tên, không có cán
bộ làm nòng cốt. Trong khi đó tháng 11 - 1945 thực dân Pháp trở lại đánh chiếm
Lai Châu đe doạ cuộc sống nhân dân các dân tộc Sơn La. Thanh niên Sơn La được Đảng
lãnh đạo, đã chủ động cùng quân và dân Lai Châu chiến đấu ngăn chặn bước tiến của
địch. Khi Pháp đánh chiếm Tuần Giáo tiểu đoàn tự vệ chiền đấu Mường La, Mường
Chanh và trung đội tự vệ Phù Yên đã chiến đấu cũng hết sức dũng cảm. Trong trận
chiến đấu ác liệt này, tấm gương hy sinh anh hùng của đoàn viên thanh niên cứu
quốc Lò Văn Chinh, chỉ huy trung đội tự vệ chiến đấu Mường La đã mở đầu cho
tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của đất nước có tác dụng cổ vũ tinh thần
chiến đấu của quân và dân trong tỉnh, những ngày đầu bước vào cuộc kháng chiến
trường kỳ.
Ngày 8 - 2 - 1946, thực dân Pháp chiếm
xong Lai Châu.
Tháng 4 - 1946, thực dân Pháp đánh chiếm
Thuận Châu, Thị xã Sơn La bị uy hiếp.
Đảng bộ Sơn La một mặt tranh thủ thời
gian, ra sức chuẩn bị mọi mặt, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển
tăng gia sản xuất, xây dựng tiềm lực… sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến. Một mặt
tỉnh uỷ quyết định tiếp tục đưa những thanh niên ưu tú đã được thứ thách, rèn
luyện ở địa phương đi đào tạo, bồi dưỡng. Sau một thời gian huấn luyện, số
thanh niên này được bố trí đi công tác theo những cán bộ có kinh nghiệm, kèm cặp
từ 2 đến 3 tháng. Những người tỏ ra có năng lực, nhiệt tình, trung thành với cách
mạng, có hướng phát triển sẽ cho về xuôi huấn luyện thêm. Nội dung huấn luyện là
chương trình Việt Minh, các biện pháp công tác cụ thể. Đặc biệt có những lớp bổ
túc cho các uỷ viên huyện bộ Việt Minh là bí thư Việt Minh xã với chương trình
cao hơn. Thời gian huấn luyện một lớp khoảng 10 - 15 người. Có lớp học một tháng.
Từ tháng 6 - 1946 đến tháng 12 - 1946, tỉnh uỷ mở liên tục được 5 lớp, đào tạo được
110 cán bộ địa phương.
Nhờ đội ngũ cán bộ trẻ được huấn luyện
về làm nòng cốt, phong trào cách mạng trong tỉnh có những bước tiến rõ rệt. Các
đoàn thể cứu quốc như thanh niên, phụ nữ… được tổ chức chặt chẽ nhất là sau hội
nghị cán bộ ở Hát Lót, tháng 7 - 1946, các tổ chức cứu quốc ở cơ sở được củng cố,
thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp hội viên, có tác dụng đoàn
kết, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của mặt
trận Việt Minh. Trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng khối đoàn kết giữa cán bộ
dưới xuôi lên và làm cán bộ địa phương, cũng như việc đoàn kết các dân tộc ở Sơn
La. Coi đó là yếu tổ cơ bản tạo nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
Nhiều thanh niên được rèn luyện và thử
thách trong phong trào đấu tranh cách mạng ngày một trưởng thành, tỏ rõ phẩm chất
trung kiên, trở thành nguồn dữ trữ, bổ sung cho hàng ngũ của Đảng tiền phong.
Trung tuần tháng 10 - 1946, chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Sơn La được thành lập tại
Hát Lót (Châu Mai Sơn), dưới sự chủ trì trực tiếp của đồng chí Bí thư tỉnh uỷ
Trần Quyết.
Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Sơn La có
8 đảng viên đã kịp thời gánh vác nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang, lãnh đạo nhân dân
các dân tộc Sơn La tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo
vệ quê hương.
Bên cạnh việc vận động nhân dân tích cực
tăng gia sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng, tổ chức vận chuyển muối ăn, công cụ sản
xuất từ miền xuôi lên, đảm bảo đời sống cho nhân dân và chuẩn bị dự trữ lương
thực cho kháng chiến. Một phong trào thi đua luyện tập quân sự đã phát triển rộng
khắp ở các bản mường. Thanh niên, nhân dân và cả các em thiếu nhi đều hăng hái
luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu. Các đội xung kích, các đơn vị tự vệ được
củng cố và phát triển.
Trong những ngày đầu Pháp trở lại xâm
lược, thanh niên đã cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phát huy truyền thống
yêu nước, anh dũng, cản phá những đợt tiến công của giặc nên suốt cả năm 1946,
chúng đã không chiếm được Thị xã Sơn La.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, 19 -
12 - 1946, thực dân Pháp ồ ạt đánh chiếm Sơn La.
Ngày 1 - 1 - 1947, quân Pháp từ Chiềng
Pấc đánh úp Thị xã Sơn La, Mường La, Mường Bú và Mường Chanh. Bộ đội, các đơn vị
dân quân tự vệ của tỉnh và các châu, thị xã đã chiến đấu dũng cảm trong ba ngày
đêm liên tục. Một tiểu đội dân quân tự vệ Mường La chỉ có súng kíp, giáo mác đã
bất ngờ tập kích một toán địch từ Thuận Châu xuống đang ngủ tại Bản Lua (xã Hua
La) diệt một tên, những tên khác bị thương, bọn giặc phải rút chạy. Ở trung tâm
Thị xã chúng bị lực lượng học viên Trường Quân Chính chống trả quyết liệt….
Tuy
các chiến sĩ của ta chiến đấu dũng cảm, nhưng do lực lượng quá chênh lệch,
kẻ địch với một lực lượng quân sự mạnh dùng chiến thuật đánh nhanh, giải quyết nhanh, trong khi lực lượng của ta chỉ có vài đơn
vị vệ quốc đoàn ở dưới xuôi mới lên, chưa quen chiến trường, chưa quen khí hậu,
ốm đau nhiều, bộ đội địa phuơng vũ khí chiến đấu thiếu thốn lại ít được luyện
tập…nên đến giữa năm 1947, phần lớn đất đai của tỉnh Sơn La bị địch chiếm. Ta
buộc phải rút lui để bảo toàn lực lượng.
Cuộc kháng chiến của nhân dân các đân
tộc Sơn La đi vào một bước ngoạt mới. Tỉnh uỷ Sơn La, sau khi được củng cố và kiện toàn BCH lâm thời
do đồng chí Trần Quyết làm bí thư, đã mở hội nghị Kê Sển (xã Tô múa, Mộc Hạ) để
kiểm điểm tình hình và quyết định những chủ trương mới nhằm xây dựng lại cơ sở, phát triển lực lượng
cách mạng, tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, giải phóng quê hương. Cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng tuy chưa được phát triển rộng
rãi nhưng trong những ngày đầu kháng chiến đã có nhiều cố gắng, tứng bước góp
phần giác ngộ quần chúng, tập hợp các dân tộc bước vào cuộc káng chiến. Đứng trước
tình hình mới tỉnh uỷ chủ trương bố trí một số cán bộ, đảng viên cắm chốt ở một
số địa bàn quan trọng để giữ vững phong trào, chuẩn bị xây dựng căn cứ kháng
chiến; mặt khác bố trí một số cán bộ địa phương và quần chúng trung kiên , những
thanh niên cứu quốc, hội viên cứu quốc, hội viên cứu quốu trung thành, tin cậy
ra nắm chính quyền địch để che chở cho ta hoạt động, xây dựng cơ sở và bố trí một
số thanh niên cứu quốc ra làm lính dõng cho địch, đợi thời cơ quay súng, làm nội
ứng khi ta tiến công tiêu diệt địch.
Thực hiện chủ trương của hội nghị tỉnh
uỷ ở Kê Siển, thanh niên và nhân dân các dân tộc Sơn La đã thực hiện vườn không
nhà trống, sẵn sàng tham gia mọi công việc kháng chiến. Chỉ một thời gian ngắn
phong trào được phục hồi. Tháng 7 - 1947, các hội cứu quốc ở một số nơi đã được
thành lập lại. Thanh niên cùng nhân dân bắt đầu vào rừng lập lũng lán bí mật, cất
giấu lương thực để kháng chiến lai dài. Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập.
Mộc Châu có 3 xã là: Mộc Hạ, Hướng Càn, Qui Hướng. Phù Yên sau một thời gian đã
xây dựng được căn cứ từ Đá Mài vào tới bản Thải. Từ đó cơ sở phát triển xuống vùng
Quang Huy, Tường Phù và Tân Phong.
Lực lượng vũ trang được tăng cường. Quân
khu 14 phái một đại đội lên hỗ trợ Sơn La. Ngày 28 - 7 - 1947, một đại đội chủ
lực của ta bất ngờ đánh bọn địch ở kho Hướng Càn và Xồm Lồm vừa được chúng lập
ra để chứa lương thực và vũ khí chuyển từ Mộc Châu sang. Trận đánh kết thúc thắng
lợi. Ta thu nhiều vũ khí, lương thực và diệt 1 quan hai Pháp, một số lính khố đỏ,
bắt một số tên phản động lợi hại.
Thắng lợi ở Hướng Càn, Xồm Lồm đã phá đường
tiếp tế của địch theo đường Mộc Châu - Suối Rút, Mộc Châu - Vạn Yên, góp phần củng
cố niềm tin của nhân dân các dân tộc Sơn La đối với đường lối kháng chiến của Đảng
và Bác Hồ. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ngày càng phát triển sâu
rộng.
Ngày 2 - 8 - 1947, trung đội vũ trang
tuyên truyền đầu tiên của tỉnh được thành lập tại Pu Tên (Mộc Châu), gồm 21 đội
viên, phần lớn là đoàn viên thanh niên hăng hái, nhiệt tình cách mạng và một số
là công an viên, do đồng chí Nguyễn Bá Toản làm trung đội trưởng, đồng chí Trần
Quyết trực tiếp làm chính trị viên.
Tháng 9 - 1947, tỉnh quyết định cho một
bộ phận của đội vũ trang tuyên truyền và một số thanh niên trung kiên sang Đà Bắc
(Hoà Bình) huấn luyện. Số còn lại vẫn bám đất, bám dân, bí mật hoạt động. Các đội
du kích ở xã, bản và liên bản được gấp rút thành lập. Hầu hết thanh niên đều hăng
hái tham gia các đội du kích, trong đó đoàn viên thanh niên cứu quốc làm nòng cốt.
Số thanh niên gia nhập du kích ở Mộc hạ lên đến đại đội.
Các hình thức hoạt động vũ trang được đẩy
mạnh. Trung tuần tháng 10 - 1947, tổ du kích Pơ Tao cùng nhân dân bản Lòm đã dùng
rượu ngâm củ ngàm chuốc cho toán giặc thất trận từ dốc Cọ, Xuân Đài (Phú Thọ)
chạy qua bản Lòm và Pơ Tao gồm 36 tên cả lính Pháp và ngụy. Cả toán giặc đều bị
say. Ta diệt được tên Pháp chỉ huy, thu một trung liên và 8 súng trường.
Chiến thắng bản Lòm có ý nghĩa cổ vũ
nhân dân các dân tộc Sơn La sáng tạo nhiều cách đánh giặc để giải phóng quê hương.
Tỉnh uỷ Sơn La nhận định, phong trào
quần chúng đã chín muồi, cho phép phát động quần chúng đấu tranh vũ trang. Hội
nghị BCH tỉnh uỷ ngày 6- 12 - 1947 quyết định lấy ngày 19 - 12 - 1947, kỷ niệm
một năm ngày toàn quốc kháng chiến làm ngày quần chúng vũ trang đấu tranh chống
địch trong toàn tỉnh với khẩu hiệu: "Chống tập trung thóc, chống bắt phu,
bắt lính"; "Phá chính quyền địch,
lập chính quyền nhân dân".
Đêm 18 rạng 19 - 12 - 1947, tỉnh uỷ Sơn
La tổ chức mít tinh kỷ niệm một năm ngày toàn quốc kháng chiến và phát động
phong trào đấu tranh vũ trang trong toàn tỉnh, kêu gọi thanh niên và nhân dân các
dân tộc Sơn La hăng hái tham gia cao trào đấu trang vũ trang, thi đua giết giặc,
bảo vệ quê hương.
Ngay đêm hôm đó (19 - 12) thanh niên cùng
nhân dân Mường Tè dưới sự lãnh đạo của cơ sở Đảng đã phá chính quyền địch, lập
chính quyền dân chủ nhân dân, bắt 3 tên giặc, thu 3 súng trường, một súng kíp.
Hôm sau các tiểu khu 1, 2, 4 tiếp tục giành chính quyền…
Cuộc đấu tranh vũ trang ngày 19-12 -
1947 thắng lợi đã mở đầu thời kỳ tiến công địch của nhân dân các dân tộc Sơn La
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Một vùng rộng lớn thuộc tiểu khu 1,
tiểu khu 2, 3,4 ở Mộc Hạ và tiểu khu 5 ở Mường Khủa, Hướng Càn được giải phóng.
Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập. Mộc Hạ trở thành khu căn cứ kháng
chiến đầu tiên ở Sơn La. Từ đó các đội du kích bản và liên bản ở các xã vùng căn
cứ được củng cố và phát triển, sẵn sàng chiến đấu chống các cuộc càn quýet của
giặc.
II-THANH
NIÊN SƠN LA CÙNG QUÂN VÀ DÂN TRONG TỈNH ĐÁNH GIẶC GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG
Đầu năm 1948, Trung ương chủ trương xây
dựng vùng Tây Bắc thành căn cứ địa kháng chiến. Bộ tư lệnh liên khu 10 chỉ thị:
"vấn đề giải phóng cho đồng bào Tây Bắc là một vấn đề quan trọng trong công
tác giải phóng dân tộc".
Nhằm mở rộng và bảo vệ khu căn cứ kháng
chiến, Bộ tư lệnh liên khu đã bổ sung cho Sơn La một lực lượng đáng kể. Các đại
đội độc lập 860, 870, 848, 926 và các đội xung phong vũ trang tuyên truyền
Trung Dũng, Quyết Tiến lần lượt được điều động lên Sơn La làm nhiệm vụ tuyên
truyền, kết hợp đấu tranh vũ trang với vận động chính trị, góp phần biến Sơn La
và cả Tây Bắc thành một vùng có chiến tranh nhân dân rộng khắp.
Nhiều thanh niên Sơn La đã được bổ
sung vào 2 đội xung phong vũ trang Trung Dũng và Quyết Thắng của Trung ương. Những
thanh niên này hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp đáng kể trong việc vận động
nhân dân các dân tộc thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng.
Tháng 2 - 1948 khu 14 giải thể. 31 cán
bộ chiến sỹ công an được điều trở lại Sơn La tái lập Ty công an Sơn La. Tỉnh uỷ
Sơn La thành lập hai đội xung phong mang tên đội Quyết Tiến và đội Chiến Thắng
bao gồm những đoàn viên thanh niên cứu quốc trung kiên nhất. Đây là hai đội
xung kích, hai quả đấm thép của tỉnh uỷ Sơn La nhằm tiến công, thọc sâu và sào
huyệt địch, gây cơ sở kháng chiến, phát triển phong trào kháng chiến trong vùng
địch.
Hai đội Quyết Tiến và Chiến Thắng liên
tục tiến công địch kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đẩy mạnh
diệt từ trừ gian, xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng và tổ chức cơ sở quần
chúng, vận động nhân dân sẵn sàng sơ tán, xây dựng lũng lán bí mật…
Trong trận chiến đấu ngày 8 - 11 -
1948 tại Tân Phong (Phù Yên) chiến sỹ công an xung phong Nguyễn Hoài Xuân đã dũng
cảm tiến công và tiêu diệt nhiều tên địch và hy sinh ở tuổi tròn hai mươi.
Cuối năm 1948 đầu năm 1949, hai đội
Quyết Tiến và Chiến Thắng đã xây dựng được nhiều khu du kích nổi tiếng: Mai Sơn
có Ý Lương, Mường Mần, Hát Lót, Mường Sại và từ đó phát triển sang Sông Mã, phía
Mường La có Mường Bú, Mường Chùm, Mường Bằng.
Cũng từ đó, toàn tỉnh sôi nổi xây dựng
khu căn cứ du kích. Thuận Châu có khu du kích Long Hẹ, Mường Bám; Phù Yên có Mường
Do, Mường Lang, Mường Cơi; Yên Châu có Mường Lựm; Mộc Châu có Bản Mòn, A Má, Bó
Sập, Chiềng Khừa, Tú Nang.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cuộc chiến
đấu của nhân dân các dân tộc Sơn La ngày càng thu được nhiều thắng lợi. Lực lượng
kháng chiến của tỉnh ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Vùng giải phóng ngày một
mở rộng với những khu căn cứ rộng lớn. Với số dân khoảng 25 nghìn người. 2/3 số
tề nguỵ trong toàn tỉnh bị ta phá tan.
Giữa năm 1948, Uỷ ban kháng chiến hành
chính các cấp trong toàn tỉnh ra đời, đánh dấu một bước trưởng thành của nhân dân
các dân tộc Sơn La trong cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Các đoàn thể quần chúng, các hội cứu
quốc trong mặt trận Việt Minh không ngừng lớn mạnh. Tại Mộc Châu, trong năm
1948 có 338 thanh niên cứu quốc, 237 thiếu nhi cứu quốc và 1747 người tham gia
mặt trận Việt Minh. Cùng thời gian ở Phù Yên có 799 người tham gia mặt trận Việt
Minh, 268 thanh niên cứu quốc và 63 thiếu nhi cứu quốc.
Trong những năm kháng chiến, thanh niên
các dân tộc Sơn La hầu hết thoát ly tham gia bộ đội, và du kích, số còn lại ở địa
phương rất ít. Nhưng được các cơ sở Đảng trực tiếp chỉ đạo, thanh niên các dân
tộc Sơn La, trong đó có đoàn viên thanh niên cứu quốc làm nòng cốt, luôn đi đầu
thực hiện mọi chủ trương, chính sách, góp phần quan trọng đẩy mạnh các hoạt động
phục vụ cuộc kháng chiến, vận động nhân dân các dân tộc tăng gia sản xuất, tổ
chức vận chuyển cung cấp thóc giống cho đồng bào cùng nhân dân khắc phục khó khăn
vừa đánh giặc vừa sản xuất nhiều nơi nhờ đó đã cấy hết ruộng nước và làm nương
rẫy bảo đảm đời sống nhân dân, cán bộ và bộ đội.
Thanh niên còn đi đầu trong việc phát
triển đời sống văn hoá, giáo dục. Cùng với việc xây dựng các trường tiểu học ở
các khu tự do, nhiều lớp bình dân học vụ được mở vào các buổi tối thu hút đông đảo
nhân dân và nam nữ thanh niên các dân tộc
đi học. Đến cuối năm 1949, các khu tự do đã tổ chức được 136 lớp bình dân học vụ,
với 3782 học viên và thanh toán nạn mù chữ cho 2810. Truyền thống văn hoá, văn
nghệ của các dân tộc được thanh niên phát huy. Những điệu múa xoè, những làn điệu
dân ca… luôn làm cho cuộc sống ở các khu tự do thêm tươi vui, lành mạnh. Các
phong tục tập quán lạc hậu có hại cho sản xuất và đời sống ngày một giảm. Ở huyện
Mộc Châu còn có phòng y tế và có y tá chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào và cán bộ.
Lực lượng kháng chiến của tỉnh không
ngừng lớn mạnh đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân. Mặc dầu
thực dân Pháp tăng cường đánh phá các khu căn cứ kháng chiến, nhưng các lực lượng
vũ trang đã cùng nhân dân ngoan cường bám trụ bẻ gãy nhiều cuộc càn quýet của địch.
Cùng với bộ đội, lực lượng dân quân du
kích ở các địa phương đã dũng cảm chiến đấu quyết liệt với địch. Nhiều thanh niên
lần đầu tham gia chiến đấu tỏ ra ngoan cường, không sợ hi sinh, dùng đủ loại vũ
khí sẵn có, kể cả vũ khí thô sơ, chặn đứng từng cánh quân địch.
Tính ra, các lực lượng vũ trang đã đánh
địch 320 trận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều quân trang, quân dụng.
Thu đông 1949, hầu hết các đường giao thông của địch đều bị bộ đội và dân quân
du kích chặn đánh thường xuyên.
Bước sang các năm 1950 -1951, trong lúc
cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước ngày một lớn mạnh cả về thế và lực thì ở
Sơn La lại là thời kỳ gay go, ác liệt nhất. Bị thua đau trên các chiến trường,
thực dân Pháp âm mưu củng cố Sơn La để cắt đường liên lạc của Tây Bắc, Bắc Bộ với
Thượng Lào và liên khu 4, ngăn cản sự hoạt động cảu ta ở Lai Châu. Địch lập thêm
phòng tuyến Sông Đà, đồng thời củng cố phòng tuyến đường 41 và sông Mã, chia cắt
Sơn La với liên khu Việt Bắc và các chiến trường khác. Chúng tăng quân và phương
tiện chiến trang lên gấp bội, chia quân chiếm đóng trên 30 cứ điểm lớn nhỏ, mở
nhiều cuộc càn quýet, khủng bố và các khu căn cứ và khu du kích. Từ tháng 1 đến
tháng 8 năm 1950, trung bình mỗi tháng lần, đồng thời chúng tăng cường tung gián
điệp vào các khu căn cứ để do thám, phá hoại ta.
Để giữ vững vị trí chiến lược này, trước
tình hình mới, liên khu uỷ Việt Bắc ra chỉ thị "củng cố Sơn La". Tỉnh
uỷ Sơn La đề ra những nhiệm vụ khẩn cấp trong đó việc khẩn trương xây dựng bộ đội
địa phương vững mạnh, củng cố và phát triển dân quân du kích rộng rãi được coi
trọng. Tỉnh đã rút một số đội du kích tập trung xã, bản bổ sung dự hai đại đội
chủ lực của tỉnh. Hầu hết các huyện đều tổ chức các trung đội bộ đội địa phương.
Lực lượng du kích phát triển với gần một nghìn du kích xã, bản. Ở các khu căn cứ,
thanh niên hăng hái tham gia bộ đội địa phương, dân quân du kích tích cực thực hiện
sắc lệnh nghĩa vụ quân sự do chính phủ ban hành.
Các đơn vị bộ đội địa phương cùng dân
quân du kích đã kiên cường đánh địch giữ đất bảo vệ dân bản, thế chân cho bộ đội
chủ lực. Nhiều trận chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt trong thế giằng co giữa
ta và địch.
Để phối hợp chống càn, bảo vệ khu du kích,
tháng 2 - 1950, tỉnh uỷ Sơn La quyết định mở chiến địch tổng phá tề trong toàn
tỉnh. Chiến dịch đã thu nhiều thắng lợi. Các đội công an xung phong tiến hành
quýet tề ở một số vùng địch hậu trong tỉnh. Tại các khu căn cứ, vùng tự do, ta
giáo dục cho nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, nêu cao cảnh giác. Nhiều tên
tề gian ác bị trừng trị, làm cho bọn nguỵ quân, nguỵ quyền hoang mang lo sợ. Kết
hợp với công tác địch vận, công tác phá tề đã góp phần làm tan rã từng mảng nguỵ
quân nguỵ quyền của địch.
Trên chiến trường toàn quốc, quân và dân
mở chiến dịch biên giới và thu được thắng lợi lớn, giải phóng một vùng biên cương
rộng lớn, để tiếp viện cho Việt Bắc, quân địch phải rút một số lính Âu - Phi. Số
nguỵ quân còn lại hêt ssức hoang mang. Trong lúc đó, phối hợp với chiến trường
biên giới, quân dân Sơn La đánh mạnh dọc đường 41 và vùng Tạ Khoa (Mộc - Yên) đồng
thời tăng cường hoạt động vũ trang trong vùng địch hậu. Các đội vũ trang tuyên
truyền được đưa vào vùng địch hoạt động, tổ chức du kích bí mật, phát triển các
tổ chức cứu quốc, xây dựng các cơ sở kháng chiến… Các địa phương bị càn quýet và
các cơ sở bị vỡ từ đầu năm được phục hồi và củng cố.
Để giữ cho bằng được Thượng Lào, địch
vẫn ngoan cố thực hiện âm mưu củng cố Sơn La. Năm 1951, địch tổ chức phản kích
mạnh tại mặt trận Sơn La. Ngay từ đầu năm thực dân Pháp tập trung quân càn quýet
dữ dội khu căn cứ Mộc Hạ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của tỉnh với
3 cuộc hành quân lớn. Phong trào kháng chiến của nhân dân Sơn La vừa được phục
hồi cuối năm 1950 lại phải đương đầu với sự phản kích quyết liệt của kẻ thù.
Phát huy khí thế chiến thắng của năm
1950, quân và dân Sơn La đã kiên cường bẻ gãy từng cuộc càn quýet của địch, giữ
vững căn cứ kháng chiến. 2 cuộc càn quýet lớn của chúng vào căn cứ Mộc Hạ đã vấp
phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Trong đó có cuộc càn quýet của địch
vào vùng Mường Khủa, Bó Bụt (xã Đoàn kết) là nơi các cơ quan của tỉnh đóng. Lúc
này đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ I đang họp. Ban Thường vụ tỉnh uỷ và các đại
biểu dự đại hội đã cùng quân và dân các cứ chiến đấu quyết liệt, đánh địch trên
30 trận lớn nhỏ, diệt 100 tên địch, trong đó có 10 tên chỉ huy Pháp, thu nhiều
quân trang, quân dụng, buộc chúng phải rút lui sau hai tuần càn quýet.
Thắng lợi của cuộc chống càn đầu năm
1951 đã củng cố thêm sức mạnh của quân và dân trong tỉnh. Qua đợt học tập chính
trị và huấn luyện quân sự lực lượng vũ trang của tỉnh được củng cố và nâng cao.
Nhiều thanh niên ưu tú của các dân tộc được bổ sung cho hai đại đội bộ đội địa
phương và dân quân du kích. Quân ta tiến hành nhiều trận tập kích tiêu diệt địch
trên các đường giao thông, tập kích vào các vị trí đóng quân của địch, thu nhiều
thắng lợi. Như trận tập kích ở đường Là Mường - Mộc Lỵ ngày 9 - 7 - 1951, ta diệt
50 quân địch, làm bị thương 20 tên, trong đó có tên quan hai Pháp chỉ huy đồn Mộc
Châu.
Trải qua chiến đấu, nhiều đội du kích đã
lập được những chiến công xuất sắc, đội du kích khu 9 (Mộc Châu) gồm những
thanh niên con em các dân tộc Thái (A Má, H'Mông (Chiềng Tương), Puộc (Lóng Phiêng)
đã phối hợp với đội vũ trang tuyên truyền phục kịch địch ở cây số 102, phá huỷ
một xe giép, giết và làm bị thương 3 tên, bắt sống một lính Pháp, thu một vô
tuyến điện và nhiều tài liệu quân sự. Ngày 29 - 5 - 1951 đội du kích Tân Phong
(Phù Yên) phục kích địch trên đường Vạn Yên diệt và làm bị thương 8 tên địch,
thu nhiều súng đạn. Đội du kích Tú Nang đánh địch trên đường 41, diệt nhiều lính
và bắt sống một tên quan hai Pháp.
Các đội vũ trang tuyên truyền công an
xung phong quấy rối, tiêu diệt địch ngay trong lòng địch, làm chúng thất kinh bát
đảo.
Có thể nói, việc thực dân Pháp tổ chức
phản kích mạnh với những cuộc càn quýet quy mô lớn đã gây nhiều khó khăn tổn thất
cho ta nhưng chúng đều bị quân và dân Sơn La trừng trị thích đáng, sinh lực tiêu
hao nhiều.
2 năm (1950 - 1951) là thời kỳ thử thách
khắc nghiệt đối với quân và dân Sơn La, cũng là thời kỳ có nhiều sự kiện đánh dấu
bước phát triển của cách mạng Việt Nam và của tổ chức đoàn thanh niên cứu quốc
Việt Nam.
Tháng 2 - 1950
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí
Hoàng Quốc Việt, thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đã khẳng định đoàn là
"Cánh tay và đội dự trữ của Đảng, công tác dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng"
và Đoàn mang "tính chất giai cấp, tính chất tiên tiến, tính chất quần chúng".
Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội với nhan đề "Chiến đấu và xây dựng
tương lai" đã đề cập đến những vấn đề có tính chất định hướng cho phong trào
thanh niên trước mắt cũng như lâu dài, và chỉ rõ: "Chủ nghĩa cộng sản là lý
tưởng lâu dài mà các thế hệ thanh niên Việt Nam phải quyết tâm phấn đấu để thực
hiện".
Sau 7 ngày làm việc sôi nổi, đại hội đã
bầu Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá I. Đồng chí Nguyễn Lam tiếp tục được bầu
làm bí thư. Đại hội thay mặt cho thanh niên cả nước đã nêu quyết tâm: "Tất
cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Pháp xâm lược".
Sau Đại hội Đoàn là đại hội toàn quốc
lần thứ nhất của Liên đoàn thanh niên Việt Nam. Đại hội có nhiệm vụ đặt cơ sở
cho sự thống nhất ý chí và hành động của thanh niên cả nước. Đại hội vô cùng
vinh dự được Bác Hồ kính yêu đến thăm, khi Người công tác ở xa vừa trở về căn cứ.
Tháng 2 - 1951 Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng họp tại vùng giải phóng Việt Bắc đã quyết định những vấn
đề quan trọng để đưa cuộc kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta đến thắng lợi
hoàn toàn.
Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ II, từ ngày 20 - 3 đến ngày 2 - 4 - 1951 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Sơn La lần thứ I được tiến hành tại khu căn cứ Mộc Hạ (Mộc Châu) với sự có mặt
của 76 đại biểu thay mặt cho gần 300 đảng viên trong toàn tỉnh.
Đại hội đã đánh giá sự lớn mạnh của công
cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc Sơn La dưới sự lãnh đạo của Đảng và đề
ra các chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ để đưa cuộc kháng chiến ở tỉnh nhà đến
thắng lợi. Đại hội đã quyết định những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng
chính quyền, công tác quân sự, kinh tế, văn hoá và dân vận.
Được cổ vũ bởi những sự kiện chính trị
trong sinh hoạt của Đảng, của Đoàn, một phong trào quần chúng thi đua giết giặc
lập công sôi nổi khắp khu căn cứ và phát triển cả trong vùng địch tạm chiếm. Đông
đảo thanh niên các dân tộc Sơn La hưởng ứng phong trào tòng quân và thi đua giết
giặc lập công của tuổi trẻ cả nước đã hăng hái gia nhập bộ đội địa phương, dân
quân du kích đánh giặc giải phóng quê hương. Trong vùng tạm chiếm, phong trào
quần chúng phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1952, các cơ sở bị địch phá vỡ như: Mường
La, Mai Sơn, Yên Châu v.v… đã được gây dựng lại.
Các mặt công tác khác như tăng gia sản
xuất để tự cung tự cấp lương thực, công tác văn hoá, giáo dục và y tế được đẩy
mạnh. Các lớp bình dân học vụ phát triển ở khắp các lũng lán kháng chiến và bản
mường trong khu căn cứ. Những bản có 30% số dân thoát nạn mù chữ đã nhanh chống
mở các lớp dự bị để xây dựng trường tiểu học. Trong khu tự do Mộc Hạ, tỉnh mở
trường nội trú thu nhận con em bần, cố nông, gia đình có công với cách mạng vào
học. Một đội ngũ cán bộ y tế gồm những thanh niên con em các dân tộc được gấp rút
đào tạo dễ chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội, cán bộ và nhân dân. Riêng năm 1951 đã
có 5.781 người được khám bệnh: 23.660 người được phát thuốc và hàng trăm người được
điều trị tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh việc đi đầu trong công tác tăng
gia sản xuất tự cung tự cấp, thanh niên các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái tham
gia vận chuyển muối, vải, nông cụ cung cấp cho nhân dân, cán bộ, bộ đội ở khu căn
cứ. Đặc biệt trong chiến dịch vận chuyển tháng 8 và tháng 9 - 1952, thanh niên
và nhân dân các dân tộc Sơn La đã góp phần quan trọng vào công tác chuẩn bị cho
chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952 thắng lợi.
Chuẩn bị cho chiến dịch, tháng 7 -
1952, Trung ương Đảng quyết định tách một số tỉnh của liên khu Việt Bắc thành lập
khu Tây Bắc (tức khu 20) gồm 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Ngay
sau khi được thành lập, Ban Thường vụ khu uỷ đã quyết định động viên toàn thể cán
bộ, đảng viên nhân dân vùng tự do cũng như vùng tạm chiếm "huy động"
mọi khả năng nhân, vật lực ở Tây Bắc để phục vụ cho chiến dịch.
Tháng 9 - 1952, thực hiện nghị quyết của
Bộ chính trị, quân và dân ta mở cuộc tiến công vào Tây - Bắc với mục tiêu là tiêu
diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai và xây dựng căn cứ địa
Tây Bắc.
Hồ Chủ tịch đã đến thăm, động viên và
dặn dò các cán bộ dự hội nghị chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc. Người còn gửi thư
cho cán bộ, chiến sĩ và dân công tham gia chiến dịch, động viên mọi người quyết
tâm chiến đấu và chiến thắng.
Sơn La giữ vị trí cơ động, là chiến trường
chính của chiến dịch. Khu uỷ Tây Bắc quyết định bổ sung cho BCH tỉnh uỷ Sơn La
2 đồng chí, trong đó có đồng chí Trần Quyết, khu uỷ viên trực tiếp làm bí thư.
Tháng 9 - 1952, BCH tỉnh uỷ họp hội nghị mở rộng để triển khai mọi công tác phục
vụ chiến dịch và ra nghị quyết "Nhận rõ tình hình, tích cực làm tròn nhiệm
vụ".
Ngày 14 - 10 - 1952, chiến dịch Tây -
Bắc mở màn và chia làm 2 đợt:
- Đợt 1, ta tiến công phân khu Nghĩa Lộ
và tiểu khu Phù Yên. Sau 13 ngày chiến đấu quyết liệt, bộ đội cùng dân quân du
kích đã quét sạch địch ra khỏi khu vực giữa sông Thao và sông Đà, từ Vạn Yên lên
tới Quỳnh Nhai. Toàn bộ vùng tả ngạn sông Đà được giải phóng.
Ngay sau khi đợt 1 của chiến dịch kết
thúc, Ban Thường vụ tỉnh uỷ Sơn La đã ra chỉ thị: "Về những nhiệm vụ cần kíp
củng cố vùng mới giải phóng". trong tháng 11 - 1952, chính quyền các cấp ở
huyện Phù Yên và các xã vùng tả ngạn huyện Mường La được thành lập. Nhân dân vùng
mới giải phóng khẩn trương ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, thực hiện
"tám điều lệnh của chính phủ" và hăng hái đóng góp cho cuộc kháng chiến,
tiến lên giải phóng quê hương.
Đợt 2 của chiến dịch kéo dài gần một
tháng. Giữa tháng 11 - 1952, bộ đội ta tập trung 6 trung đoàn hợp thành mũi tiến
công chủ yếu vượt sông Đà, đánh vào khu phòng thủ của địch trên cao nguyên Mộc
Châu. Ngày 20 - 11 - 1952, sau 3 giờ chiến đấu ác liệt, dũng cảm bộ đội ta đã đập
tan hệ thống phòng ngự kiên cố của địch, giải phóng hơn 1000 dân.
Bị thất thủ ở Mộc Châu, địch vội vã tháo
chạy. Bộ đội cùng dân quân ngày đêm truy kích tiêu diệt địch, đến ngày 22 - 11
- 1952, giải phóng Sơn La và các huyện phía Nam tỉnh Lai Châu. Cũng trong ngày
22 - 11, tàn quân địch ở các vị trí phía Nam và Bắc Sơn La đều tập trung về Nà
Sản, một vị trí then chốt của địch còn lại trên đường 41.
Chiến dịch Tây - Bắc thắng lợi, giải
phóng tỉnh Sơn La (trừ vùng Nà Sản), 4 huyện phía Nam tỉnh Lai Châu, 2 huyện phía
Tây Yên Bái với 28.500 km2 đất đai và 25 vạn dân. Ta tiêu diệt 6000
tên địch, phá ta âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của thực dân Pháp.
Góp phần vào thắng lợi của chiến dịch,
thanh niên và nhân dân Sơn La đã hết lòng đóng góp sức người, sức của, cùng
thanh niên xung phong và dân công các tỉnh bạn làm những con đường mới, vận
chuyển đạn dược, lương thực, tải thương, dẫn đường cho bộ đội. Nhân dân các dân
tộc Sơn La đã đóng góp 1.421.220 ngày công, có đợt 4000 dân công phục vụ liên tục
trong cả tháng: cung cấp 693.434kg, 8000 kg ngô, 48.321 kg thịt các loại, vận
chuyển 135 tấn gạo từ Phú Thọ lên kho mặt trận tiền phương. Hàng trăm thanh niên
con em các dân tộc Sơn La đã hăng hái nhập ngũ, bổ sung lực lượng tại chỗ cho các
đơn vị bộ đội, đảm bảo đánh thắng địch, giải phóng quê hương.
Sau chiến dịch Thượng Lào, tập đoàn cứ
điểm Nà Sản bị cô lập trên chiến trường chung. Quân địch ở Nà Sản ngày càng gặp
nhiều khó khăn, lại sở bị ta tiêu diệt trong thu đông tới nên ngày 12 - 8 -
1953 chúng buộc phải rút khỏi Nà Sản. Tỉnh Sơn La hoàn toàn giải phóng. Tuổi trẻ
và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vô cùng phấn khởi càng tích cực tham gia mọi
công tác kháng chiến và kiến quốc, ra sức chuẩn bị cho chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi hoàn toàn.
II.
NỖ LỰC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ VÙNG GIẢI PHÓNG. THANH NIÊN SƠN LA TÍCH CỰC GÓP PHẦN
VÀO CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TOÀN THẮNG.
Quê hương hoàn toàn được giải phóng,
nhưng tuổi trẻ và nhân dân các dân tộc Sơn La còn phải vượt qua muôn vàn khó khăn
do hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại. Cuối năm 1953 đầu năm 1954 nạn đói
xảy ra nghiêm trọng ở Mai Sơn, Mường La và một số vùng của Mộc Châu, chiếm 1/6
dân số toàn tỉnh. Làng bản xơ xác tiêu điều. Đồng bào thiếu thốn từ vải, muối,
các công cụ sản xuất đến các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Lúc này cuộc kháng chiến của toàn dân
ta đang ở thời kỳ quyết liệt của giai đoạn phản công chiến lượng Đông - Xuân 1953
- 1954. Sơn La là căn cứ quan trọng về quân sự, là hậu phương lớn của Tây Bắc,
vì vậy thực dân Pháp quyết tâm dùng thủ đoạn gây phỉ để phá những hoạt động quân
sự của ta trên chiến trường rừng núi và ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương cho
mặt trận Tây Bắc.
Được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và
Chính phủ cũng như của khu uỷ Tây Bắc, Đảng bộ Sơn La đã đề ra các chủ trương về
ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, xây dựng và củng cố chính quyền
và đoàn thể các cấp: về công tác tiễu phỉ và bảo vệ trị an xã hội. Chỉ rõ nhiệm
vụ trọng tâm là khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, thanh
niên ở các cơ sở đã đi đầu trong phong trào khai hoang, phục hoá, tích cực sản
xuất lương thực và trồng rau ngắn ngày, vận động nhân dân tự điều hoà giúp đỡ
nhau về lương thực. Các đơn vị bộ đội làm nhiệm vụ trên địa bàn cũng tích cực
giúp nhân dân khắc phục nạn đói.
Với sự nỗ lực của thanh niên và nhân dân
các dân tộc, diện tích và sản lượng lúa ruộng, lúa nương, ngô, khoai, sắn… đều
tăng nhanh. Diện tích gieo trồng năm 1954 so với năm 1953 tăng gấp 2 lần, có nơi
tăng gấp 3 lần. Ở một số địa phương như Phù Yên, Mộc Châu việc làm thêm vụ và
trồng hoa màu dần dần trở thành tập quán mới trong nhân dân. Thanh niên ở nhiều
nơi còn đi đầu đưa kỹ thuật canh tác mới như bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tưới
tiêu… vào sản xuất, góp phần thâm canh cây trồng. Hình thức tổ tăng gia, tương
trợ nhau trong sản xuất, ngày một phát triển thành tổ đổi công và là cơ sở thành
lập hợp tác xã sau này.
Đời sống nhân dân dần dược cải thiện.
Các mặt vănhoá, giáo dục, y tế phát triển. Nhiều nam nữ thanh niên con em các dân
tộc được gửi về các trường của trung ương và khu để đào tạo thành giáo viên, cán
bộ y tế. Hàng trăm thanh niên giáo viên miền xuôi đã xung phong lên Sơn La để
tham gia phát triển văn hoá. Chữ Thái từng bước được đưa vào trường học. Ngành
học phổ thông, bình dân học vụ đều phát triển. năm học 1953 - 1954, tỉnh đã mở được
14 trường với 183 lớp học, thu hút 4511 học sinh.
Song song với công tác củng cố chính
quyền, đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ người các dân tộc,
tỉnh đã coi trọng củng cố các đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, mặt
trận, nông hội… Vai trò, tác dụng của các đoàn thể quần chúng ngày càng được nâng
cao. Đặc biệt, thanh niên luôn phát huy vai trò xung kích, đi đầu trong những
nhiệm vụ khó khăn như lao động sản xuất và góp phần bảo vệ an ninh chính trị, xã
hội vùng mới giải phóng. Hầu hết lực lượng công an tỉnh, dân quân du kích và bộ
đội là những thanh niên con em các dân tộc. Anh em là lực lượng chủ yếu trong
quá trình tiểu phỉ, truy lùng biệt kích, gián điệp.
Sau ngày toàn tỉnh Sơn La được giải phóng,
địch dựa vào một số tên tay sai trung thành còn gài lại tổ chức thành một hệ thống
cụm phỉ liên hoàn từ Mường Lầm (Sông Mã) đến Thuận Châu qua Nậm Khắt, Ngọc Chiến
(tả ngạn Mường La). Lực lượng phỉ phát triển đến hàng nghìn tên, có cả sĩ quan
Pháp chỉ huy. Thu Đông 1953, phối hợp với hoạt động phỉ, địch thả biệt kích, gián
điệp xuống bản Pe (Phù Yên) và dọc đường 41 với đầy đủ phương tiện, trang bị để
hoạt động gây rối, phá hoạt trị an vùng mới giải phóng.
Công tác tiễu phỉ trở thành một vấn đề
bức thiết. Tháng 10 - 1953, khu uỷ Tây - Bắc thành lập một ban tiễu phỉ do đồng
chí Trần Quyết, khu uỷ viên trực tiếp chỉ đạo. Đêm 23 - 10 - 1953, ta tấn công
vào Mường Lầm (Sông Mã). Lực lượng phỉ có khoảng 600 tên. Ta diệt và bắt 280 tên,
số sống sót bỏ chạy về co cụm ở Thuận Châu. Số lớn phỉ ở Thuận Châu tan rã. Ta
bắt và gọi hàng 2400 tên, trong đó có nhiều tên trùm phỉ gian ác, thu nhiều súng
đạn và quân trang, quân dụng. 6 tên Pháp chỉ huy và 6 tên trùm phỉ người H'Mông
tháo chạy lên Lai Châu cũng bị ta bắt giữ. Lực lượng thanh niên công an của tỉnh
đã tích cực điều tra bắt 90 tên biệt kích, thám báo đang lén lút hoạt động ở vùng
mới giải phóng.
Qua các trận tiễu phỉ trên, ta đã giải
phóng được gần 2 vạn đồng bào trong vùng phỉ chiếm đóng, thu 1.000 súng các loại,
trả tự do cho 1.600 thanh niên bị phỉ cưỡng ép. Đến trung tuần tháng 11 - 1953,
cả Mường Lầm và Thuận Châu, từ tả ngạn sông Mã đến hữu ngạn sông Đà đều sạch bóng
các ổ, nhóm phỉ. Đường 41 qua Sơn La đi Lai Châu được nối thông là thuận lợi
cho chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954.
Tháng 12 - 1953, Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải
phóng hoàn toàn Tây Bắc, mở rộng và củng cố vùng giải phóng.
Chuẩn bị cho chiến dịch, hằng vạn bộ đội,
dân công, thanh niên xung phong ở khắp các địa phương được huy động lên chiến
trường Tây Bắc. Địa bàn Sơn La nằm trên con đường huyết mạch tới mặt trận. Đảng
bộ và nhân dân trong tỉnh xác định rõ trách nhiệm của mình đã nỗ lực đóng góp
triệt để mọi khả năng nhân tài, vật lực phục vụ tuyền tuyến.
Thanh niên trong lực lượng công an tích
cực hoạt động trong ban công an tiền phương, khám phá và tổ chức bắt 105 tên gián
điệp, sử lý 47 tên phản động nguy hiểm, góp phần bảo vệ quân toàn cho các hoạt
động quân sự. Về huy động dân công. Sơn La đã huy động 21.687 người, phần lớn là
thanh niên đã đi dân công tham gia làm đường 13, đường 41, làm kho lán, bốc vác
và phục vụ thương binh, đóng góp 2.434.759 ngày công. Hàng vạn nam nữ thanh niên
các dân tộc Sơn La không quản khó khăn gian khổ và hy sinh, ngày đêm chốt giữ ở
những trọng điểm địch thường xuyên đốt phá làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông và vận
tải trong đó có Ngã Ba Cò Nòi, nối giữa đường số 6 và đường 13, nơi địch thường
xuyên đánh phá ác liệt nhất. Cứ 13 phút chúng lại đánh phá một lần, tiêu biểu là
cán bộ, công nhân bến phà Tạ Khoa, một trọng điểm địch đánh phá liên tục ngày đêm,
mật độ xe qua lại nhiều, nhưng trong thời gian chiến dịch phà luôn thông suốt,
phục vụ vượt 500% mức kế hoạch. Cán bộ và công nhân bến phà Tạ Khoa vinh dự được
nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì.
Trong thời gian chiến dịch, một 1043
thanh niên trong tỉnh đã hăng hái ra nhập quân đội, bổ sung kịp thời cho các đơn
vị đang làm nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường: 1151 người, phần lớn là thanh
niên đã tham gia lực lượng dân quân du kích vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu vừa
làm nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng. Đồng bào các dân tộc Sơn La đã gửi ra mặt
trận Điện Biên Phủ 4000 tấn gạo, 144.933 kg thịt các loại, 139.130 kg rau xanh, vượt chỉ tiêu Trung ương giao.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn
thắng, góp phần vào thắng lợi của chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đưa cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn, kết thúc một chặng đường
đầy gian khổ hy sinh những vô cùng anh dũng của dân tộc ta. Tuổi trẻ cùng nhân
dân các dân tộc trong tỉnh đã góp phần xứng đáng viết lên những trang sử hào hùng
trong truyền thống cách mạng của Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La.
Một giai đoạn mới đang mở ra trước mắt
tuổi trẻ và nhân dân Sơn La - giai đoạn cùng nhân dân cả nước thực hiện đồng thời
hai nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu
tranh giành thống nhất nước nhà. Tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Sơn La,
với truyền thống sẵn có đang không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trong giai
đoạn cách mạng mới, xứng đáng là lực lượng xung kích, là cánh tay và đội hậu bị
đáng tin cậy của Đảng.