18/12/2014
Kỹ năng trình bày của người "Cán bộ Đoàn"
Trong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một kỹ năng không thể thiếu được đó là kỹ năng trình bày.
Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ đoàn cần có các kỹ năng cụ thể sau:
+ Lắng nghe chăm chú
+ Diễn đạt đơn giản
+ Định nghĩa trong sáng, rõ ràng
+ Quan tâm đến phản ứng của người nghe
+ Gây ảnh hưởng
+ Giải quyết thắc mắc
Người
cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của Thanh niên, để làm tốt nhiệm vụ đó họ phải
là người có tâm huyết với nghề nghiệp hoạt động chính trị xã hội. Nắm
vững phương pháp luận khoa học, có kiến thức xã hội đủ rộng. Thông thạo
nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội và có kỹ năng công tác thanh thiếu niên.
Chúng
ta đều biết, nghe thật tốt những gì người khác đang nói với chúng ta
thì chúng ta mới có thể nói chuyện tốt được. Có ba yếu tố trong việc
lắng nghe chăm chú đó là nghe - hiểu và vận dụng. Để hiểu được nghĩa
chúng ta phải có một số kiến thức hoặc kinh nghiệm để có thể liên hệ với
những điều mà chúng ta đang nghe. Nếu chúng ta có thể thiết lập được
các mối liên hệ thì sự am hiểu của chúng ta sẽ phát triển và có được
thông tin. Khi có được thông tin chúng ta nên vận dụng nó, có nghĩa là
đặt thông tin vào trong từ ngữ với mối liên hệ với những điều đã biết.
Điều đó thể hiện mức độ của sự am hiểu về thông tin mới.
Diễn
đạt thông tin đơn giản có nghĩa sử dụng ngôn ngữ thông dụng bằng cách
xây dựng những câu mang một thông điệp đơn giản. Các từ và câu càng đơn
giản bao nhiêu thì người nghe càng dễ hiểu và dễ nắm bắt bấy nhiêu.
Định
nghĩa trong sáng, rõ ràng có nghĩa là nếu trong khi đang nói chúng ta
có thể làm rõ ý nêu ra thì rất có ích cho những người nghe. Có thể làm
rõ những điều ta đang nói bằng cách đưa ra những ví dụ trực quan để minh
họa.
Trong khi khi trình
bày hãy quan tâm đến phản ứng của người nghe: Nếu người trình bày quan
tâm đến phản ứng của người nghe bằng những biểu hiện cụ thể của họ như:
sự mỉm cười, động tác gật đầu, vẻ không mệt mỏi... Thì bản thân người
trình bày có thể điều chỉnh những điều họ đang nói để đáp ứng lại các
phản ứng của người ngồi nghe một cách tích cực hơn. Người trình bày có
thể dừng lại và bình luận về một phản ứng của người nghe, để người nghe
được giải thích một cách rõ ràng hơn. Đây là cách tiếp cận tốt hơn nhiều
so với việc bỏ qua những phản ứng kể cả với phản ứng tiêu cực của
người nghe.
Gây ảnh hưởng:
Để mọi người chăm chú lắng nghe là một việc khó, nếu người trình bày
không có sự tác động thêm vào để thu hút dự chú ý thì người nghe chỉ có
thể tập trung lắng nghe trong vòng vài phút đầu. Để gây ảnh hưởng, cứ
năm phút một người trình bày nên đưa ra một câu nói tác động đến người
nghe là điều rất quan trọng. Người nghe sẽ chăm chú lắng nghe nếu người
trình bày nói với tốc độ khoảng 100 từ/ phút, nếu nhanh hơn tốc độ đó họ
sẽ khó lắng nghe, còn chậm hơn thì người nghe sẽ cảm thấy sốt ruột. Với
tốc độ trình bày như vậy, cho phép người trình bày có khoảng thời gian
nhấn mạnh, ngắt quãng và tận dụng được khoảng thời gian im lặng. Giá trị
của điều chúng ta nói ra là thông điệp gửi tới người nghe, giá trị của
chúng ta nói là người nghe lắng nghe chăm chú và hiểu được thông điệp
đó.
Giải quyết thắc mắc:
Những người nghe có thể đặt câu hỏi với người trình bày, những câu hỏi
này chủ yếu để người nghe khẳng định lại những hiểu biết của mình. Để
giải đáp người trình bày cần đưa ra thêm nhiều thông tin cụ thể hơn là
việc nhắc lại những điều đã nói. Điều quan trọng là nên giải quyết thắc
mắc từ quan điểm thực tế của mỗi cá nhân.
Hiểu
được kỹ năng trình bày và biết vận dụng nó một cách thường xuyên giúp
người cán bộ Đoàn hoàn thành tốt hơn công việc của mình đặc biệt với vai
trò là người thủ lĩnh của Thanh niên.
(BBT sưu tầm)